Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là bao nhiêu?
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là bao nhiêu?
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, người được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo = 1,30 x 1.800.000 = 2.340.000 đồng/tháng.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giải quyết công việc trong phạm vi nào?
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giải quyết công việc trong phạm vi được căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 486/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực và địa bàn công tác; phụ trách một số cơ quan, đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công theo nguyên tắc:
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình;
- Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu nội dung cần giải quyết liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác phụ trách thì trao đổi, phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết; trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau, phải báo cáo Bộ trưởng quyết định;
- Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm dễ gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của ngành, việc ký kết thỏa thuận quốc tế và các vấn đề quan trọng khác thì Thứ trưởng phải xin ý kiến Bộ trưởng trước khi giải quyết;
- Khi Bộ trưởng điều chỉnh sự phân công giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan và báo cáo Bộ trưởng;
- Thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Bộ và ký văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng khi Bộ trưởng ủy quyền;
- Giải quyết một số công việc cấp bách của Thứ trưởng khác khi Thứ trưởng đó vắng mặt theo sự phân công của Bộ trưởng.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có phải do Bộ trưởng bổ nhiệm hay không?
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn được căn cứ theo Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chứ không phải Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?