Thứ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm như thế nào khi giải quyết công việc? Thứ trưởng Bộ Nội vụ có phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
Thứ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm như thế nào khi giải quyết công việc?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng:
a) Thứ trưởng là người giúp Bộ trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác được Bộ trưởng phân công. Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình;
b) Khi Bộ trưởng điều chỉnh phân công công tác giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng có trách nhiệm bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Bộ trưởng về các nội dung bàn giao này;
c) Thứ trưởng đi công tác từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng; nghỉ từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Bộ trưởng;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Thứ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm giải quyết công việc như sau:
- Thứ trưởng là người giúp Bộ trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác được Bộ trưởng phân công. Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình;
- Khi Bộ trưởng điều chỉnh phân công công tác giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng có trách nhiệm bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Bộ trưởng về các nội dung bàn giao này;
- Thứ trưởng đi công tác từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng; nghỉ từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Bộ trưởng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm như thế nào khi giải quyết công việc? (Hình từ Internet)
Thứ trưởng Bộ Nội vụ có phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
…
2. Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng:
a) Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác trong phạm vi lĩnh vực được Bộ trưởng phân công;
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Bộ trưởng trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;
c) Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác thì trực tiếp phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng đang phụ trách giải quyết công việc đó phải báo cáo Bộ trưởng quyết định;
d) Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm dễ gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của ngành, việc ký kết thoả thuận quốc tế và những vấn đề quan trọng khác thì Thứ trưởng phải kịp thời báo cáo xin ý kiến của Bộ trưởng trước khi quyết định;
đ) Xử lý các vấn đề cụ thể được Bộ trưởng phân công phụ trách; ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng được Bộ trưởng uỷ quyền và phải báo cáo Bộ trưởng văn bản ký thay. Không được ủy quyền lại cho người thứ ba thực hiện;
e) Báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì Thứ trưởng Bộ Nội vụ có phạm vi giải quyết công việc như sau:
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác trong phạm vi lĩnh vực được Bộ trưởng phân công;
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Bộ trưởng trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;
- Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác thì trực tiếp phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng đang phụ trách giải quyết công việc đó phải báo cáo Bộ trưởng quyết định;
- Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm dễ gây tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của ngành, việc ký kết thoả thuận quốc tế và những vấn đề quan trọng khác thì Thứ trưởng phải kịp thời báo cáo xin ý kiến của Bộ trưởng trước khi quyết định;
- Xử lý các vấn đề cụ thể được Bộ trưởng phân công phụ trách; ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng được Bộ trưởng uỷ quyền và phải báo cáo Bộ trưởng văn bản ký thay. Không được ủy quyền lại cho người thứ ba thực hiện;
- Báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Ai là người phát ngôn của Bộ Nội vụ?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Bộ như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Bộ
…
6. Chánh Văn phòng Bộ là người phát ngôn của Bộ. Khi thực hiện nhiệm vụ phát ngôn, Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy chế phát ngôn của Bộ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về nội dung phát ngôn.
…
Như vậy, thì Chánh Văn phòng Bộ là người phát ngôn của Bộ Nội vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?