Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm giải quyết công việc như thế nào?
Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
- Mỗi Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được phân công chỉ đạo, xử lý thường xuyên các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong một số lĩnh vực công tác của Bộ; theo dõi, chỉ đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ;
Theo dõi công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tham gia các Ban Chỉ đạo của Nhà nước, các bộ, ngành theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đề nghị của các bộ, ngành, các tổ chức liên ngành, vùng lãnh thổ.
- Trong phạm vi công việc được giao, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình.
- Chủ động giải quyết công việc được phân công; nếu có phát sinh những vấn đề quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng trước khi quyết định; thường xuyên báo cáo với Bộ trưởng về các công việc được giao phụ trách, chỉ đạo giải quyết.
- Trong khi thực thi nhiệm vụ theo phân công, nếu có các vấn đề liên quan đến lĩnh vực do các Thứ trưởng khác phụ trách thì Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc cần chủ động phối hợp để giải quyết. Trường hợp các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Khi giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác của địa phương hoặc lĩnh vực công tác tổng hợp thì Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc cần chủ động lấy ý kiến của các Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực chuyên ngành.
- Khi Bộ trưởng điều chỉnh phân công công tác giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho người được phân công và báo cáo Bộ trưởng.
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ nội dung và tiến độ xây dựng các đề án được phân công theo dõi, chỉ đạo.
- Không giải quyết các công việc mà Bộ trưởng không phân công hoặc uỷ quyền.
- Thay mặt Bộ trưởng ký các văn bản thuộc lĩnh vực, công tác được phân công chỉ đạo, giải quyết và các văn bản do Bộ trưởng uỷ quyền quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
- Đối với lĩnh vực, công tác được phân công chỉ đạo, giải quyết:
+ Chỉ đạo xây dựng dự thảo các đề án thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc của Bộ.
+ Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các nhiệm vụ được phân công phụ trách; xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực được phân công; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
- Đối với các đơn vị được phân công phụ trách:
+ Chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Chỉ đạo xử lý những vấn đề phát sinh trong nội bộ các đơn vị được phân công phụ trách.
+ Ngoài các đơn vị được phân công phụ trách, Thứ trưởng có quyền đề nghị trực tiếp các đơn vị khác có liên quan đến công việc Thứ trưởng đang được Bộ trưởng phân công chỉ đạo để cung cấp thông tin, nắm tình hình thực tế phục vụ việc chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ.
- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân công theo dõi:
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và các nhiệm vụ của Ngành tại các địa phương.
+ Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo liên ngành, vùng lãnh thổ chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề tồn đọng liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Bộ.
+ Theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành, vùng lãnh thổ giao.
+ Khi đi công tác địa phương, các Thứ trưởng có thể kết hợp nhiều nội dung công việc ngoài lĩnh vực được giao phụ trách; khi làm việc với chính quyền địa phương cần có ý kiến chỉ đạo toàn diện về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đi công tác vắng phải báo cáo Bộ trưởng trong trường hợp nào?
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đi công tác vắng phải báo cáo Bộ trưởng trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
Khi Thứ trưởng đi công tác vắng, trong trường hợp cần thiết, phải báo cáo Bộ trưởng để phân công Thứ trưởng khác giải quyết công việc, tránh để công việc chậm trễ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?