Thứ trưởng Bộ Xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Xây dựng đi vắng?
Thứ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm như thế nào khi giải quyết công việc?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 898/QĐ-BXD năm 2016 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
1. Trách nhiệm:
a) Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ. Trong phạm vi công việc được phân công, Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng giải quyết, quyết định, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và các quyết định của mình.
b) Thứ trưởng chủ động giải quyết công việc được phân công, kịp thời báo cáo Bộ trưởng kết quả công tác, các vấn đề phát sinh, quan trọng, nhạy cảm, chủ động phối hợp với các Thứ trưởng khác trong xử lý công việc có nội dung liên quan; trường hợp giữa các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau, Thứ trưởng chủ trì công việc báo cáo Bộ trưởng quyết định.
...
Theo đó, khi giải quyết công việc Thứ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm như sau:
- Thứ trưởng Bộ Xây dựng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.
Trong phạm vi công việc được phân công, Thứ trưởng Bộ Xây dựng thay mặt Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải quyết, quyết định, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và các quyết định của mình.
- Thứ trưởng Bộ Xây dựng chủ động giải quyết công việc được phân công, kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng kết quả công tác, các vấn đề phát sinh, quan trọng, nhạy cảm, chủ động phối hợp với các Thứ trưởng Bộ Xây dựng khác trong xử lý công việc có nội dung liên quan; trường hợp giữa các Thứ trưởng Bộ Xây dựng còn có ý kiến khác nhau, Thứ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì công việc báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)
Thứ trưởng Bộ Xây dựng giải quyết công việc trong phạm vi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 898/QĐ-BXD năm 2016 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
...
2. Phạm vi giải quyết công việc:
a) Chỉ đạo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, chương trình công tác, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác trong các lĩnh vực và nội dung công việc được Bộ trưởng phân công.
b) Chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Bộ trưởng trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
c) Khi giải quyết, xử lý công việc đối với những vấn đề thuộc về quan điểm, chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm, phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành; các văn bản của Bộ gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng phải xin ý kiến Bộ trưởng trước khi quyết định.
...
Theo đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng giải quyết công việc trong phạm vi sau:
- Chỉ đạo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, chương trình công tác, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác trong các lĩnh vực và nội dung công việc được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phân công.
- Chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
- Khi giải quyết, xử lý công việc đối với những vấn đề thuộc về quan điểm, chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm, phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành; các văn bản của Bộ gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng phải xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Xây dựng trước khi quyết định.
Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Xây dựng đi vắng Thứ trưởng Bộ Xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 898/QĐ-BXD năm 2016 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
...
3. Khi được Bộ trưởng ủy quyền (trong trường hợp Bộ trưởng đi vắng), ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên trong phạm vi được phân công, Thứ trưởng được ủy quyền còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Thay mặt Bộ trưởng, chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Bộ và ký văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, báo cáo lại khi Bộ trưởng về.
b) Chủ trì phối hợp hoạt động giữa các Thứ trưởng và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của cơ quan Bộ.
c) Giải quyết một số công việc cấp bách của Thứ trưởng khác khi Thứ trưởng đó vắng mặt và trao đổi lại kết quả với Thứ trưởng đó khi về cơ quan.
Như vậy, trong trường hợp Bộ trưởng đi vắng Thứ trưởng Bộ Xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thay mặt Bộ trưởng Bộ Xây dựng, chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Bộ và ký văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, báo cáo lại khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng về.
- Chủ trì phối hợp hoạt động giữa các Thứ trưởng Bộ Xây dựng và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của cơ quan Bộ.
- Giải quyết một số công việc cấp bách của Thứ trưởng Bộ Xây dựng khác khi Thứ trưởng Bộ Xây dựng đó vắng mặt và trao đổi lại kết quả với Thứ trưởng Bộ Xây dựng đó khi về cơ quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?