Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng Cục trưởng đúng không?
- Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng Cục trưởng đúng không?
- Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được ủy quyền ký thừa lệnh và sử dụng con dấu của Tổng cục để ban hành các văn bản xử lý, giải quyết công việc trong trường hợp nào?
- Các Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng Cục trưởng đúng không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 194/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục như sau:
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng đơn vị) có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành đơn vị và chịu trách nhiệm trước trước pháp luật và trước Tổng Cục trưởng về việc quản lý, điều hành đơn vị, cụ thể như sau:
a) Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
b) Điều hành đơn vị chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc của Tổng cục; ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc của đơn vị theo chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục;
c) Được Tổng Cục trưởng ủy quyền giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng Cục trưởng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về nội dung được ủy quyền; ký các văn bản theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này;
d) Phân công nhiệm vụ, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ đã phân công cho Phó Thủ trưởng đơn vị;
đ) Ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng đơn vị quản lý, điều hành đơn vị khi vắng mặt; trường hợp vắng mặt từ 01 ngày làm việc trở lên thì phải báo cáo bằng văn bản với Tổng Cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng phụ trách đơn vị, đồng thời thông báo cho Chánh Văn phòng Tổng cục biết;
...
Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành đơn vị và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Cục trưởng về việc quản lý, điều hành đơn vị, cụ thể theo quy định trên.
Trong đó, Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được Tổng Cục trưởng ủy quyền giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng Cục trưởng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về nội dung được ủy quyền.
Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được ủy quyền ký thừa lệnh và sử dụng con dấu của Tổng cục để ban hành các văn bản xử lý, giải quyết công việc trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 194/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định như sau:
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục
...
2. Tổng Cục trưởng ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị ký thừa lệnh và sử dụng con dấu của Tổng cục để ban hành các văn bản xử lý, giải quyết công việc trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự địa phương báo cáo công tác thi hành án, thống kê thi hành án, tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, phí thi hành án dân sự, công tác tổ chức, cán bộ và các nội dung khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng cục;
b) Thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục về việc thi hành án và yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục;
c) Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo việc thi hành án, chuyển hoặc bổ sung hồ sơ thi hành án liên quan đến công việc đơn vị được giao giải quyết; tham gia góp ý dự thảo các văn bản liên quan đến thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
d) Thông báo ý kiến của Lãnh đạo Tổng cục về công tác tổ chức, cán bộ, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục và đôn đốc việc thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục;
đ) Văn bản liên quan đến công tác phối hợp với Văn phòng Tổng cục trong việc quản lý kinh phí của đơn vị được phân bổ;
e) Văn bản trả lời kiến nghị và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị;
g) Công văn góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (trừ các văn bản được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 17 của Quy chế này) và công văn khác gửi các đơn vị thuộc Tổng cục, các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan khác khi được Lãnh đạo Tổng cục ủy quyền;
h) Phiếu chuyển đơn thư, giấy báo tin cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thi hành án và các văn bản khác được uỷ quyền.
...
Theo quy định trên, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị ký thừa lệnh và sử dụng con dấu của Tổng cục để ban hành các văn bản xử lý, giải quyết công việc trong các trường hợp được quy định cụ thể trên.
Các Thủ trưởng đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 194/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định như sau:
Quan hệ giữa Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục
1. Thủ trưởng đơn vị chủ động giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; không được tự ý chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác hoặc tự ý giải quyết các công việc không thuộc phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị.
2. Khi giải quyết công việc liên quan đến đơn vị khác, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì phải trao đổi ý kiến với Thủ trưởng các đơn vị đó; Thủ trưởng đơn vị được trao đổi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo đúng yêu cầu của đơn vị chủ trì. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo Lãnh đạo Tổng cục phụ trách công việc để giải quyết. Thủ trưởng đơn vị chủ trì có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết công việc đến các đơn vị có liên quan để biết và phối hợp thực hiện.
Đối với những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị, những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết hoặc không có khả năng thực hiện thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo, đề xuất với Lãnh đạo Tổng cục để xem xét, quyết định.
Theo đó, Thủ trưởng đơn vị chủ động giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Và không được tự ý chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác hoặc tự ý giải quyết các công việc không thuộc phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị.
Khi giải quyết công việc liên quan đến đơn vị khác, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì phải trao đổi ý kiến với Thủ trưởng các đơn vị đó. Thủ trưởng đơn vị được trao đổi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo đúng yêu cầu của đơn vị chủ trì.
Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo Lãnh đạo Tổng cục phụ trách công việc để giải quyết. Thủ trưởng đơn vị chủ trì có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết công việc đến các đơn vị có liên quan để biết và phối hợp thực hiện.
Đối với những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị, những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết hoặc không có khả năng thực hiện thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo, đề xuất với Lãnh đạo Tổng cục để xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng được thể hiện thông qua đâu ở giai đoạn chuẩn bị theo quy định Luật Xây dựng?
- Thời hạn gia hạn đất cho thuê xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là bao nhiêu năm?
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Cách viết mẫu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú mẫu 3 213? Trách nhiệm của đảng viên được xin ý kiến chi ủy nơi cư trú?
- Cá nhân được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng đất theo thời hạn đã được giao, cho thuê khi nào?