Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình có phải bất khả xâm phạm không?

Em ơi cho anh hỏi: Cơ quan lãnh sự do người đứng đầu là viên chức lãnh sự danh dự có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin để liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình không? Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự này liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình có phải bất khả xâm phạm không? Đây là câu hỏi của anh Minh Nguyên đến từ Long An.

Cơ quan lãnh sự do người đứng đầu là viên chức lãnh sự danh dự có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin để liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

1. Các Điều 28, 29, 30, 34, 35, 36, 37, 38 và 39, khoản 3 của Điều 54 và các khoản 2 và 3 Điều 55 sẽ áp dụng đối với các cơ quan lãnh sự do một viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu. Ngoài ra, những sự dễ dàng, quyền ưu đãi và miễn trừ của những cơ quan lãnh sự này sẽ do các Điều 59, 60, 61, và 62 điều chỉnh.
...

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 35 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Tự do liên lạc
1. Nước tiếp nhận cho phép và bảo vệ sự tự do liên lạc của cơ quan lãnh sự vì mọi mục đích chính thức. Trong việc liên lạc với Chính phủ, với các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan lãnh sự khác của Nước cử đóng ở bất cứ chỗ nào, cơ quan lãnh sự có thể dùng mọi phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao hoặc túi lãnh sự và điện mật mã. Tuy nhiên, cơ quan lãnh sự chỉ có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin khi được Nước tiếp nhận đồng ý.
...

Theo đó, cơ quan lãnh sự do người đứng đầu là viên chức lãnh sự danh dự có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin để liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình chỉ khi được Nước tiếp nhận đồng ý.

Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)

Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình có phải bất khả xâm phạm không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Tự do liên lạc
...
2. Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm. Thư từ chính thức nghĩa là mọi thư từ liên quan đến cơ quan lãnh sự và chức năng của cơ quan đó.
3. Túi lãnh sự không bị mở ra hoặc giữ lại. Tuy nhiên, nếu các nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận có lý do chính đáng để tin rằng túi có chứa những đồ vật khác ngoài thư từ, tài liệu hay các đồ vật nêu ở khoản 4 Điều này, thì họ có thể yêu cầu một người đại diện có thẩm quyền của Nước cử mở túi trước mặt họ. Nếu các nhà chức trách Nước cử từ chối yêu cầu thì túi sẽ phải gửi trả về nơi xuất phát.
4. Các gói tạo thành túi lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài rõ ràng chỉ tính chất của gói đó và chỉ được chứa thư từ và tài liệu chính thức.
...

Như vậy, thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình là bất khả xâm phạm. Thư từ chính thức nghĩa là mọi thư từ liên quan đến cơ quan lãnh sự và chức năng của cơ quan đó.

Viên chức lãnh sự danh dự có được tự do liên lạc với công dân của Nước cử trên lãnh thổ Nước tiếp nhận không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 và điểm a khoản 1 Điều 36 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Liên lạc và tiếp xúc với công dân Nước cử
1. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các chức năng lãnh sự liên quan đến công dân Nước cử:
a) Viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ. Công dân Nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của Nước cử;
b) Nếu đương sự yêu cầu, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận sẽ báo ngay cho cơ quan lãnh sự của Nước cử biết là trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có công dân của Nước cử bị bắt, bị tù, bị tạm giam chờ xét xử hoặc bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào khác. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thông tin mà người bị bắt, bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ gửi cho cơ quan lãnh sự. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ báo ngay cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng theo mục này;
c) Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù, tạm giam hoặc tạm giữ; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án. Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.
...

Theo đó, viên chức lãnh sự danh dự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ.

Công dân Nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự danh dự của Nước cử.

Cơ quan lãnh sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thể thức bổ nhiệm và chấp thuận người đứng đầu cơ quan lãnh sự được xác định bởi những quy định của Nước cử hay Nước tiếp nhận?
Pháp luật
Nước cử có thể uỷ nhiệm cho một cơ quan lãnh sự đặt ở một nước nào đó thực hiện chức năng lãnh sự ở một nước khác không?
Pháp luật
Ngoài cơ quan lãnh sự được thực hiện chức năng lãnh sự thì còn có những cơ quan nào cũng được thực hiện các chức năng này?
Pháp luật
Việc mở một văn phòng thuộc cơ quan lãnh sự hiện có ở ngoài nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự đó thì có cần sự đồng ý của Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Trong quan hệ lãnh sự giữa các nước thì việc thay đổi nơi đặt trụ sở của cơ quan lãnh sự có cần sự đồng ý của nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Cơ quan lãnh sự là gì? Nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự sẽ do Nước cử hay Nước tiếp nhận quyết định?
Pháp luật
Trong những trường hợp quan hệ lãnh sự giữa hai nước bị cắt đứt thì việc bảo vệ trụ sở và hồ sơ lưu trữ lãnh sự sẽ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thay cho Giấy uỷ nhiệm lãnh sự của người đứng đầu cơ quan lãnh sự hoặc một văn kiện tương tự thì Nước cử có thể gửi cho Nước tiếp nhận một bản thông báo khác không?
Pháp luật
Cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu khi liên lạc với Chính phủ Nước mình có thể dùng giao thông viên lãnh sự không?
Pháp luật
Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình có phải bất khả xâm phạm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan lãnh sự
993 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan lãnh sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan lãnh sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào