Thư từ chối ứng viên khi tuyển dụng lao động? Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động?
Thư từ chối ứng viên dành cho người sử dụng lao động khi tuyển dụng lao động?
Thư từ chối ứng viên là văn bản được gửi bởi nhà tuyển dụng (người sử dụng lao động) đến ứng viên sau quá trình phỏng vấn hoặc xem xét hồ sơ, thông báo rằng họ không được chọn cho vị trí công việc đã ứng tuyển. Thư này thường nhằm mục đích cung cấp thông tin rõ ràng và thể hiện sự tôn trọng đối với ứng viên.
Nội dung chính của thư từ chối thường bao gồm:
+ Lời chào: Gọi tên ứng viên để thể hiện sự cá nhân hóa.
+ Cảm ơn: Biểu đạt sự cảm ơn đối với ứng viên vì đã dành thời gian tham gia phỏng vấn hoặc gửi hồ sơ.
+ Thông báo từ chối: Nêu rõ rằng ứng viên không được chọn cho vị trí công việc.
+ Lý do (nếu có): Có thể cung cấp lý do ngắn gọn cho quyết định này, nhưng không bắt buộc.
+ Khuyến khích tương lai: Khuyến khích ứng viên tiếp tục nộp đơn cho các vị trí khác trong tương lai, nếu phù hợp.
+ Lời chúc tốt đẹp: Kết thúc thư bằng lời chúc tốt đẹp cho sự nghiệp của ứng viên.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan không có quy định nào quy định về mẫu thư từ chối ứng viên, tuy nhiên, người sử dụng lao động (nhà tuyển dụng) có thể tự soạn thư hoặc tham khảo các mẫu thư từ chối ứng viên sau đây:
TẢI VỀ Thư từ chối ứng viên (Mẫu 1).
TẢI VỀ Thư từ chối ứng viên (Mẫu 2).
TẢI VỀ Thư từ chối ứng viên (Mẫu 3).
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thư từ chối ứng viên khi tuyển dụng lao động? Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động? (Hình từ Internet)
Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động được quy định thế nào?
Tuyển dụng lao động được quy định tại Điều 11 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng lao động theo nhu cầu của mình.
Theo đó, người sử dụng lao động có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu.
Lưu ý: Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đào tạo người lao động sau khi tuyển dụng lao động hay không?
Nghĩa vụ đào tạo người lao động được quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Đối chiếu theo quy định trên thì người sử dụng có nghĩa vụ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn có những nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?