Thứ tự ưu tiên cho thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đối với đối tượng là sinh viên được quy định thế nào?
Thứ tự ưu tiên cho thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đối với đối tượng là sinh viên được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định nội dung này như sau:
"Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở.
Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở (sau đây gọi chung là sinh viên) thì chỉ được thuê nhà ở trong thời gian học tập. Trường hợp không có đủ chỗ ở để bố trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuê theo thứ tự ưu tiên, gồm sinh viên là con gia đình thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước; sinh viên vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh; sinh viên học giỏi; sinh viên học năm đầu tiên.
..."
Theo đó khi không còn đủ chỗ để bổ trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuê nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Sinh viên là con gia đình thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo
- Sinh viên vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh
- Sinh viên học giỏi
- Sinh viên năm nhất
Tải về mẫu hợp đồng thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước mới nhất 2023: Tại Đây
Thứ tự ưu tiên cho thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đối với đối tượng là sinh viên được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Sinh viên có thuộc diện được giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước hay không?
Tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 56. Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
...
2. Người thuê nhà ở xã hội được miễn, giảm tiền thuê nhà ở như trường hợp thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 59 của Nghị định này. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê mua, mua nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư thì sau khi thanh toán đủ tiền thuê mua, mua nhà ở theo hợp đồng và được cấp Giấy chứng nhận thì được thực hiện các quyền và có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
..."
Theo đó Điều 59 Nghị định này quy định như sau:
"Điều 59. Miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
1. Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Người được miễn, giảm tiền thuê nhà ở phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở (bao gồm người đại diện đứng tên trong hợp đồng và các thành viên khác có tên trong hợp đồng thuê nhà);
b) Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở chỉ xét một lần cho người thuê; trường hợp thuê nhiều nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì chỉ được hưởng miễn, giảm tiền thuê đối với một nhà ở;
c) Trường hợp một người thuộc đối tượng được hưởng nhiều chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà ở thì chỉ được hưởng mức cao nhất;
d) Trường hợp trong một hộ gia đình có từ hai người trở lên đang thuê nhà ở thuộc diện được giảm tiền thuê thì được miễn tiền thuê nhà ở.
2. Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ bao gồm:
a) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Hộ nghèo, cận nghèo theo quy định về chuẩn nghèo, cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
c) Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.
3. Mức miễn, giảm tiền thuê nhà ở cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị nếu được thuê nhà ở thì được giảm 60% tiền thuê nhà ở phải nộp; đối với hộ nghèo, cận nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình)."
Như vậy đối với sinh viên sẽ không mặc nhiên được giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước, mà chỉ có sinh viên thuộc đối tượng được quy định tại khoản 2 nêu trên mới được giảm tiền thuê.
Cách xác định giá thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước cho sinh viên thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn cách xác định giá thuê nhà ở sinh viên theo công thức:
Trong đó:
- Gt: là giá thuê 01 m2 sử dụng nhà ở sinh viên trong 01 tháng (đồng/m2/tháng).
- Ql: là chi phí quản lý vận hành nhà ở phân bổ trên 01m2 sử dụng nhà ở hàng năm (đồng/năm).
- Bt: là chi phí bảo trì công trình bình quân năm phân bổ cho 01m2 sử dụng nhà ở (đồng/năm).
- Tdv: là các Khoản thu được từ hoạt động kinh doanh dịch vụ bù đắp cho chi phí thuê nhà ở, như: dịch vụ trông xe, dịch vụ căng tin, các Khoản thu khác (nếu có) (đồng/năm).
- S: là tổng diện tích sử dụng nhà ở cho thuê (m2).
- K: là hệ số tầng Điều chỉnh giá thuê, đối với căn hộ được xác định theo nguyên tắc bình quân gia quyền và bảo đảm tổng hệ số các tầng của một khối nhà bằng 1.
- Số 10: là số tháng sinh viên thuê nhà ở trong 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?