Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thịt heo theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm những gì?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thịt heo theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm cụ thể như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
- Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
(2) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
- Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
- Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thịt heo
Đối với sản phẩm thịt heo chế biến và thịt heo đông lạnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Do đó, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm này anh/chị có thể xem tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục mời anh/chị theo dõi nội dung dưới đây:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, theo đó hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thịt heo theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
- Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?