Thủ tục công nhận Hội viên danh dự của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam được thực hiện thế nào?
- Thủ tục công nhận Hội viên danh dự của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam được thực hiện thế nào?
- Quyền lợi của Hội viên danh dự khi tham gia Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam sẽ được nhận là gì?
- Tư cách hội viên danh dự của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam sẽ bị chấm dứt khi nào?
Thủ tục công nhận Hội viên danh dự của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam được thực hiện thế nào?
Hội viên danh dự của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 11 Điều lệ Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2015 quy định như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Điều lệ này tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện làm đơn gia nhập Hội gửi Ban Thường vụ (thông qua Văn phòng Hội), được Hội xem xét, kết nạp hội viên của Hội.
...
Căn cứ trên quy định thủ tục công nhận Hội viên danh dự của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam được thực hiện như sau:
- Có đủ điều kiện trở thành Hội viên danh dự theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Điều lệ Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2015 quy định như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
...
3. Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện tham gia các hoạt động thường xuyên của Hội, có uy tín và có nhiều đóng góp cho Hội được Hội xem xét, công nhận là hội viên danh dự.
- Cá nhân tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện làm đơn gia nhập Hội gửi Ban Thường vụ (thông qua Văn phòng Hội).
- Được Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam xem xét, công nhận hội viên danh dự của Hội.
Quyền lợi của Hội viên danh dự khi tham gia Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam sẽ được nhận là gì?
Theo Điều 9 Điều lệ Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2015 quy định quyền lợi của Hội viên danh dự khi tham gia Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam sẽ được nhận bao gồm:
- Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức; được Hội phổ biến, bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, đặc biệt là với hội viên trực tiếp làm công tác rà phá bom mìn.
- Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với Hội về các vấn đề hội viên quan tâm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Được dự Đại hội toàn thể (đối với Đại hội đại biểu thì phải là hội viên đại biểu), ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
- Được giới thiệu hội viên mới.
- Được Hội khen thưởng theo quy định của Hội và quy định của pháp luật.
- Được cấp thẻ hội viên.
- Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của Hội.
- Hội viên liên kết, hội viên danh dự có quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội.
Tư cách hội viên danh dự của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam sẽ bị chấm dứt khi nào?
Theo khoản 3 Điều 11 Điều lệ Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2015 quy định như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
...
3. Hội viên bị Hội chấm dứt tư cách hội viên khi:
a) Hội viên tổ chức bị phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật;
b) Hội viên cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất quyền công dân;
c) Hội viên vi phạm quy định của Hội và quy định của pháp luật bị Hội khai trừ
...
Theo đó, tư cách hội viên danh dự của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam sẽ bị chấm dứt tư cách trong các trường hợp sau:
- Hội viên tổ chức bị phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật;
- Hội viên cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất quyền công dân;
- Hội viên vi phạm quy định của Hội và quy định của pháp luật bị Hội khai trừ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?