Thủ tục hải quan của doanh nghiệp chế xuất về việc trả hàng, bán, tiêu hủy được quy định như thế nào?
Thủ tục hải quan là gì?
Căn cứ vào quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014 định nghĩa về thủ tục hải quan như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải."
Thủ tục hải quan của doanh nghiệp chế xuất về việc trả hàng, bán, tiêu hủy được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục hải quan của doanh nghiệp chế xuất về việc trả hàng, bán, tiêu hủy được quy định như thế nào?
Thủ tục hải quan của doanh nghiệp chế xuất về việc trả hàng, bán, tiêu hủy được quy định như sau:
1. Việc trả lại hàng hóa bị lỗi thực hiện theo Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Theo đó, đơn vị cần chuẩn bị hồ sơ hải quan bao gồm:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
b) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất khẩu trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chụp;
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
Trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục xuất khẩu, cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan và quyết định việc thông quan theo quy định.
Tuy nhiên anh cần lưu ý: Về việc trả hàng thông thường sẽ trả về cho nước bán Trung Quốc, để được trả hàng lại cho bên thứ 3 tại Thái Lan thì trong hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trả hàng nên thể hiện rõ việc bên bán Trung Quốc chỉ định xuất trả hàng qua bên thứ 3 tại Thái Lan.
2. Thủ tục Hải quan để thanh lý, tiêu hủy hàng hóa:
Căn cứ Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 55 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 79. Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất
1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
2. Thủ tục thanh lý
a) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu;
b) Trường hợp thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
b.1) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hóa này tại thị trường Việt Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan;
b.2) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này thì DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định. Tại thời điểm thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản."
- Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:
“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
...
3. Thủ tục hải quan
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”
Như vậy, thủ tục tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được thực hiện theo quy định trên.
Doanh nghiệp chế xuất muốn bán hàng vào nội địa thì có phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng hàng hóa không?
Tại khoản 2 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định:
"2. Hàng hóa doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóa nhập khẩu không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì khi trao đổi, mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
...."
Theo quy định trên thì nếu ban đầu doanh nghiệp chế xuất lựa chọn nhập nguyên phụ liệu không hưởng chế độ ưu đãi của doanh nghiệp chế xuất thì khi bán cho nội địa không cần làm thủ tục hải quan => Doanh nghiệp bán hàng như một doanh nghiệp bình thường.
Nếu ban đầu khi nhập hàng doanh nghiệp chế xuất hưởng ưu đãi cho phần nguyên phụ liệu thì khi bán cho doanh nghiệp nội địa phải lập thủ tục hải quan và nộp thuế liên quan xuất nhập khẩu (nếu có).
Nếu mục đích nguyên phụ liệu nhập về dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nay chuyển mục đích bán nội địa thì phải khai chuyển mục đích theo Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?