Thủ tục thẩm định hồ sơ thiết kế xe ô tô được thực hiện theo trình tự ra sao? Trong hồ sơ thiết kế cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ thiết kế ô tô phải bao gồm những loại giấy tờ nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định hồ sơ thiết kế xe ô tô như sau:
Hồ sơ thiết kế ô tô
1. Hồ sơ thiết kế ô tô bao gồm:
a) Đơn đề nghị thẩm định thiết kế ô tô theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao bản thông số, tính năng kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống liên quan tới nội dung tính toán thiết kế.
2. Đối với ô tô sản xuất, lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài, cơ sở sản xuất được miễn lập hồ sơ thiết kế nêu tại khoản 1 Điều này nếu cung cấp được các tài liệu thay thế sau đây:
a) Bản sao có xác nhận của bên chuyển giao công nghệ các bản vẽ kỹ thuật của ô tô và phải thể hiện được: bố trí chung của ô tô; các kích thước cơ bản của ô tô; bố trí và kích thước lắp đặt ghế ngồi, giường nằm; vị trí và kích thước lắp đặt đèn, gương chiếu hậu; chiều rộng toàn bộ ca bin và kích thước thùng chở hàng của ô tô (đối với ô tô chở hàng); kích thước và vị trí của cửa lên xuống, cửa thoát hiểm, bậc lên xuống, lối đi; kích thước và vị trí khoang chở hành lý (đối với ô tô khách);
b) Bản sao có xác nhận của bên chuyển giao công nghệ bản thông số kỹ thuật và tính năng cơ bản của ô tô sản xuất, lắp ráp do bên chuyển giao công nghệ cấp;
c) Bản sao có xác nhận của bên chuyển giao công nghệ Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
Theo đó, hồ sơ thiết kế xe ô tô sẽ bao gồm một số loại giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị thẩm định thiết kế ô tô theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT; TẢI VỀ
(2) Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT; TẢI VỀ
(3) Bản sao bản thông số, tính năng kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống liên quan tới nội dung tính toán thiết kế.
Thủ tục thẩm định hồ sơ thiết kế xe ô tô được thực hiện theo trình tự ra sao? Trong hồ sơ thiết kế cần những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục thẩm định hồ sơ thiết kế xe ô tô được thực hiện theo trình tự ra sao?
Theo Điều 5 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT thì việc thẩm định hồ sơ thiết kế xe ô tô được Cơ quan quản lý chất lượng thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Cơ sở thiết kế lập hồ sơ thiết kế ô tô theo quy định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Cổng thông tin điện tử hoặc bằng hình thức khác đến Cơ quan quản lý chất lượng. Trường hợp nộp hồ sơ bản giấy, cơ sở thiết kế nộp 02 bộ hồ sơ (03 bộ nếu cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất);
Bước 2: Cơ quan quản lý chất lượng. tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý chất lượng trả lại hồ sơ trong ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trả lại hồ sơ trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với các hình thức nộp khác và hướng dẫn để cơ sở thiết kế hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, Cơ quan quản lý chất lượng. tiếp nhận và tiến hành thẩm định hồ sơ;
Bước 3: Cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra đối chiếu các nội dung của hồ sơ thiết kế ô tô với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô trong 10 ngày.
- Trường hợp hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu Cơ quan quản lý chất lượng. cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Nếu hồ sơ thiết kế ô tô có các nội dung chưa đạt yêu cầu thì Cơ quan quản lý chất lượng tiến hành thông báo bằng văn bản các nội dung chưa đạt để cơ sở thiết kế thực hiện bổ sung, sửa đổi theo quy định.
- Cơ sở thiết kế có trách nhiệm bổ sung hoàn thiện hồ sơ thiết kế trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra thông báo. Quá thời hạn nêu trên, Cơ quan QLCL sẽ dừng việc thẩm định hồ sơ thiết kế. Để tiếp tục thực hiện việc thẩm định hồ sơ thiết kế ô tô, cơ sở thiết kế phải tiến hành đăng ký lại từ đầu;
Bước 4: Cơ sở thiết kế nhận kết quả thẩm định thiết kế trực tiếp tại trụ sở Cơ quan quản lý chất lượng hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc theo hình thức phù hợp khác, kết quả bao gồm:
- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế;
- 01 bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật;
- Các bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế đã được thẩm định (02 bản đối với trường hợp cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất).
Trường hợp nào cơ sở thiết kế phải tiến hành thẩm định lại hồ sơ thiết kế xe ô tô?
Theo Điều 5 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT thì cơ sở thiết kế phải thẩm định lại hồ sơ thiết kế nếu:
(1) Có sự thay đổi, bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định nhưng vẫn đáp ứng về sản phẩm cùng kiểu loại được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT; TẢI VỀ
(2) Có sự thay đổi của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trừ trường hợp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của kiểu loại sản phẩm đã được cấp vẫn còn hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?