Thủ tục thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu được thực hiện như thế nào?
- Ngoài Thủ tướng Chính phủ thì còn ai có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không?
- Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trình Thủ tướng Chính phủ gồm những gì?
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu được thực hiện như thế nào?
Ngoài Thủ tướng Chính phủ thì còn ai có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy đinh về thẩm quyền ra quyết định thành lập doanh nghiệp như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ngoài đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngoài Thủ tướng Chính phủ ra thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền ra quyết định thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, trước khi ra quyết định thành lập doanh nghiệp thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần trình hồ sơ cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trình Thủ tướng Chính phủ gồm những gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét như sau:
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
...
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương khi thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
b) Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Đề án thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ pháp lý, mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
b) Tên gọi, mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động;
c) Địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
d) Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng;
đ) Đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
e) Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng; công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm sau khi thành lập;
g) Mức vốn điều lệ; dự kiến tổng vốn đầu tư (trường hợp thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với thực hiện dự án đầu tư); nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với doanh nghiệp;
h) Dự kiến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội;
i) Dự kiến khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động sau khi thành lập.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trình Thủ tướng Chính phủ gồm:
(1) Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;
(2) Đề án thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Đối với đề án thành lập doanh nghiệp cần đảm bảo thể hiện được các nội dung chủ yếu như tên gọi, mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động; địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);...và một số nội dung khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 10 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì thủ tục thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập 03 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
Bước 2: Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính (trong trường hợp doanh nghiệp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Bước 4: Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập doanh nghiệp.
Bước 5: Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Âm lịch Ất Tỵ có phải năm nhuận không? Nhuận vào tháng mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ được nghỉ mấy ngày?
- Mẫu phiếu biểu quyết nhân sự tái cử cấp ủy, Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư cấp ủy là mẫu nào?
- 08 nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia? Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông?
- Mẫu kế hoạch cá nhân học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân đề nghị Thủ tướng tặng Bằng khen chuẩn Nghị định 98? Mẫu báo cáo thành tích cá nhân?