Thủ tục tiếp nhận trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về được thực hiện như thế nào theo quy định?
Cơ quan nào tiếp nhận thông tin về trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về ban hành kèm theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg, có quy định về cơ quan tiếp nhận thông tin về nạn nhân như sau:
Cơ quan tiếp nhận thông tin về nạn nhân
Cơ quan đại điện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài), cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý thông tin về nạn nhân do phía nước ngoài cung cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý thông tin về trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do phía nước ngoài cung cấp.
Trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về (Hình từ Internet)
Bộ Công an có trách nhiệm gì khi xử lý thông tin về trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về ban hành kèm theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg, có quy định về xử lý thông tin về nạn nhân như sau:
Xử lý thông tin về nạn nhân
1. Bộ Công an (hoặc Công an tỉnh biên giới được Bộ Công an uỷ quyền) chịu trách nhiệm xác minh, trả lời đối với những thông tin về nạn nhân đang ở nước ngoài theo văn bản đề nghị của phía nước ngoài hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Thời gian xác minh, trả lời không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
2. Bộ đội Biên phòng tỉnh chịu trách nhiệm xác minh đối với những thông tin về nạn nhân được giải cứu hoặc nạn nhân tự trở về qua biên giới mà không do nước ngoài trao trả. Thời gian xác minh, trả lời không quá 30 ngày, kể từ ngày nạn nhân được giải cứu hoặc được phát hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Công an chịu trách nhiệm xác minh, trả lời đối với những thông tin về trẻ em bị buôn bán đang ở nước ngoài theo văn bản đề nghị của phía nước ngoài hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
Thời gian xác minh, trả lời không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Thủ tục tiếp nhận trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về ban hành kèm theo Quyết định 17/2007/QĐ-TTg, có quy định về thủ tục tiếp nhận như sau:
Thủ tục tiếp nhận
1. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ khi nhận được kết quả xác minh, Bộ công an (hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ Công an uỷ quyền), Bộ đội Biên phòng tỉnh phải thông báo cho cơ quan quy định tại Điều 5 Quy chế này để trả lời cho phía nước ngoài danh sách nạn nhân đồng ý tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận (ghi rõ lý do không tiếp nhận), thống nhất thời gian, địa điểm và tổ chức tiếp nhận.
2. Sau khi tiếp nhận nạn nhân trở về, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành các thủ tục làm rõ nhân thân, lai lịch, lý do bị mua bán; lập hồ sơ cá nhân của từng nạn nhân để quản lý, thống kê, theo dõi.
3. Bộ Công an (hoặc Công an tỉnh biên giới được Bộ Công an ủy quyền) cấp giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân để sử dụng đi đường và về địa phương làm thủ tục đăng ký lại hộ khẩu thường trú.
Như vậy, theo quy định trên thì thủ tục tiếp nhận trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ khi nhận được kết quả xác minh, Bộ công an (hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ Công an ủy quyền), Bộ đội Biên phòng tỉnh phải thông báo cho cơ quan quy định tại Điều 5 Quy chế này để trả lời cho phía nước ngoài danh sách nạn nhân đồng ý tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận (ghi rõ lý do không tiếp nhận), thống nhất thời gian, địa điểm và tổ chức tiếp nhận.
- Sau khi tiếp nhận nạn nhân trở về, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành các thủ tục làm rõ nhân thân, lai lịch, lý do bị mua bán; lập hồ sơ cá nhân của từng nạn nhân để quản lý, thống kê, theo dõi.
- Bộ Công an (hoặc Công an tỉnh biên giới được Bộ Công an ủy quyền) cấp giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân để sử dụng đi đường và về địa phương làm thủ tục đăng ký lại hộ khẩu thường trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?