Thủ tục xuất nhập khẩu gia súc, gia cầm như thế nào? Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu tại đâu?

Xin chào cho tôi hỏi các loại hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc xuất - nhập khẩu đàn gia súc, gia cầm trong nước và từ các nước khác về Việt Nam được quy định ra sao? Bên cạnh đó, có cần kiểm tra kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi đem đi xuất khẩu hay không? Và cơ quan nào để tôi đăng ký vậy? Xin cảm ơn!

Thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu gia súc, gia cầm ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định như sau:

Điều 16. Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
c) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
d.1) Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
d.2) Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
e) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Các chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
...

Như vậy, thủ tục xuất khẩu gia súc, gia cầm cũng thực hiện tương tự theo quy định nêu trên.

Gia súc, gia cầm

Gia súc, gia cầm 

Thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu gia súc, gia cầm được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định như sau:

2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
b.1) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
b.2) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn;
d) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
đ) Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
đ.1) Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;
đ.2) Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
e) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
g) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
h) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
k) Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;
l) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
m) Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.
Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
...

Như vậy, quy định trên nói về thủ tục nhập khẩu gia súc, gia cầm bạn tham khảo và thực hiện theo quy định nêu trên.

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 7 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau (Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT) quy định như sau:

1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y vùng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú y hoặc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu), đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
2.. Nội dung kiểm dịch thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật thú y.
3. Trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không có yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này.

Như vậy, đối với đàn gia súc thì sẽ có thêm giấy tờ kiểm dịch.

Cho nên trước khi xuất khẩu động vật thì phải đăng ký kiểm dịch với Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú y hoặc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền, còn trước khi nhập khẩu động vật thì phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y vùng để kiểm dịch.

Gia súc Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Gia súc
Gia cầm Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Gia cầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được đem gà vịt hay gia cầm gia súc lên xe khách về quê nhân dịp lễ năm 2022 hay không?
Pháp luật
Thủ tục xuất nhập khẩu gia súc, gia cầm như thế nào? Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu tại đâu?
Pháp luật
Nước dùng chăn nuôi gia súc có phải nộp tiền khai thác tài nguyên không theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thịt gia cầm nuôi ngay sau khi giết mổ có thể dùng những phương pháp thử nào để xác định chất lượng?
Pháp luật
Nơi nhốt giữ gia cầm tại cơ sở giết mổ tập trung phải đảm bảo diện tích như thế nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Gia súc được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật? Nếu nuôi gia súc trong chung cư thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Chó lạc vào nhà có quyền sở hữu, nuôi giữ nó không? Trường hợp chủ sở hữu gia súc nhận lại gia súc bị thất lạc thì có phải thanh toán tiền công nuôi dưỡng cho người bắt được gia súc không?
Pháp luật
Có được phép chăn thả gia súc, gia cầm trong công viên, vườn hoa hay không? Nếu gây tai nạn giao thông thì bị xử phạt ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gia súc
8,470 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gia súc Gia cầm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Gia súc Xem toàn bộ văn bản về Gia cầm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào