Thủ tướng Chính phủ thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin đột xuất cho báo chí trong trường nào?
- Hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí bao gồm những hình thức nào?
- Thủ tướng Chính phủ thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin đột xuất cho báo chí trong trường nào?
- Trách nhiệm của người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường được quy định như thế nào?
Hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định về hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Tổ chức họp báo.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.
6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.
Theo đó, hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí bao gồm các hình thức được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Thủ tướng Chính phủ thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin đột xuất cho báo chí trong trường nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường như sau:
Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
1. Trường hợp xảy ra sự cố mang tính quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng, trừ trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ hoặc người phát ngôn của Chính phủ thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ngay sau khi sự cố xảy ra và thường xuyên trong quá trình xử lý sự cố.
2. Đối với sự cố liên quan đến nhiều bộ, ngành, nhiều tỉnh, thành phố, bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Chính phủ giao chủ trì xử lý phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên trong quá trình xử lý sự cố.
...
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp xảy ra sự cố mang tính quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng, trừ trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp.
Và việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí này được thực hiện ngay sau khi sự cố xảy ra và thường xuyên trong quá trình xử lý sự cố.
Phát ngôn và cung cấp thông tin đột xuất (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường như sau:
Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
...
3. Người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
a) Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra.
b) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại điểm a khoản 3 Điều này.
c) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường được quy định tại khoản 3 Điều 6 nêu trên.
Trong đó có trường hợp khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?