Thư viện công cộng cấp xã có chức năng như thế nào? Tài chính của thư viện công cộng cấp xã có những nguồn thu nào?
Thư viện công cộng cấp xã có chức năng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2016/TT-BVHTTDL, có quy định về vị trí, chức năng của thư viện công cộng các cấp như sau:
Vị trí, chức năng của thư viện công cộng các cấp
1. Thư viện công cộng các cấp do Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu, bao gồm tài liệu trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; xây dựng, hình thành thói quen đọc trong nhân dân; tham gia xây dựng và tổ chức việc luân chuyển tài liệu xuống cơ sở.
2. Thư viện công cộng các cấp giữ vai trò phối hợp hoạt động trao đổi tài liệu, nghiệp vụ với các thư viện khác trên địa bàn, trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn về thư viện cấp tương ứng theo quy định của pháp luật; được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hoạt động bằng ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác.
Như vậy, theo quy định trên thì thư viện công cộng cấp xã có chức năng là thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu, bao gồm tài liệu trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; xây dựng, hình thành thói quen đọc trong nhân dân; tham gia xây dựng và tổ chức việc luân chuyển tài liệu xuống cơ sở.
Thư viện công cộng cấp xã có chức năng như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài chính của thư viện công cộng cấp xã có những nguồn thu nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 13/2016/TT-BVHTTDL, có quy định về kinh phí hoạt động như sau:
Kinh phí hoạt động
Nguồn tài chính của thư viện công cộng các cấp bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp bao gồm:
a) Kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ, các dịch vụ sự nghiệp công và kế hoạch được giao;
b) Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận chuyển tài liệu phục vụ lưu động, vốn tài liệu thư viện, tuyên truyền giới thiệu sách, báo, luân chuyển vốn tài liệu, phục vụ lưu động và ứng dụng công nghệ thông tin và các hoạt động sự nghiệp theo kế hoạch đã được giao hàng năm.
2. Nguồn thu khác bao gồm:
a) Thu từ phí làm thẻ thư viện;
b) Thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ thư viện-thông tin, dịch vụ hỗ trợ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản thu như nhận tài trợ, xã hội hóa, quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc thu, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
Như vậy, theo quy định trên thì tài chính của thư viện công cộng cấp xã có những nguồn thu sau:
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp
- Thu từ phí làm thẻ thư viện;
- Thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ thư viện-thông tin, dịch vụ hỗ trợ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu như nhận tài trợ, xã hội hóa, quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Thư viện công cộng cấp xã xây dựng và phát triển vốn tài liệu trong thư viện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2016/TT-BVHTTDL, có quy định về trách nhiệm trong thực hiện hoạt động chuyên môn của thư viện cấp xã như sau:
Trách nhiệm trong thực hiện hoạt động chuyên môn của thư viện cấp xã
1. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu của thư viện:
a) Xây dựng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu từ nguồn ngân sách phù hợp với trình độ và nhu cầu của nhân dân, với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; trình cơ quan chủ quản để đưa vào kế hoạch xây dựng phát triển vốn tài liệu hàng năm;
b) Tăng cường vốn tài liệu thông qua việc tiếp nhận sách, báo luân chuyển từ thư viện tỉnh, huyện; sách báo do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, biếu, tặng hoặc trao đổi với các thư viện, phòng đọc sách khác trên địa bàn;
c) Tổ chức khảo sát nhu cầu của người sử dụng trên địa bàn để xây dựng kế hoạch bổ sung cho phù hợp;
d) Tham gia và phối hợp hỗ trợ thư viện cấp tỉnh, cấp huyện trong việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu địa chí của địa phương;
…
Như vậy, theo quy định trên thì thư viện công cộng cấp xã xây dựng và phát triển vốn tài liệu trong thư viện như sau:
- Xây dựng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu từ nguồn ngân sách phù hợp với trình độ và nhu cầu của nhân dân, với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; trình cơ quan chủ quản để đưa vào kế hoạch xây dựng phát triển vốn tài liệu hàng năm;
- Tăng cường vốn tài liệu thông qua việc tiếp nhận sách, báo luân chuyển từ thư viện tỉnh, huyện; sách báo do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, biếu, tặng hoặc trao đổi với các thư viện, phòng đọc sách khác trên địa bàn;
- Tổ chức khảo sát nhu cầu của người sử dụng trên địa bàn để xây dựng kế hoạch bổ sung cho phù hợp;
- Tham gia và phối hợp hỗ trợ thư viện cấp tỉnh, cấp huyện trong việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu địa chí của địa phương;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?