Thư viện công cộng cấp xã có phải bảo đảm trang thiết bị bảo quản tài nguyên thông tin theo quy định pháp luật không?
Thư viện công cộng cấp xã có phải bảo đảm trang thiết bị bảo quản tài nguyên thông tin không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 93/2020/NĐ-CP về điều kiện cơ sở vật chất và tiện ích thư viện công cộng cấp xã như sau:
Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp xã
...
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được bố trí ở gần cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;
b) Không gian thư viện phải đáp ứng yêu cầu bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ và khu vệ sinh;
c) Bảo đảm ít nhất 40 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;
d) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; bảo đảm các thiết bị, phương tiện bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
...
Như vậy, thư viện công cộng cấp xã phải bảo đảm các thiết bị, phương tiện bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
Đồng thời, thư viện công cộng cấp xã cần đáp ứng các yêu cầu cơ sở vật chất và tiện ích như sau:
- Được bố trí ở gần cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;
- Không gian thư viện phải đáp ứng yêu cầu bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ và khu vệ sinh;
- Bảo đảm ít nhất 40 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện.
Thư viện công cộng cấp xã có phải bảo đảm trang thiết bị bảo quản tài nguyên thông tin không? (Hình từ Internet)
Địa chất công trình kho bảo quản tài nguyên thông tin của thư viện công cộng cấp xã có độ chịu tải cao hay thấp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL về kho, trang thiết bị và dụng cụ bảo quản tài nguyên thông tin như sau:
Kho, trang thiết bị và dụng cụ bảo quản tài nguyên thông tin
1. Kho bảo quản tài nguyên thông tin phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được đặt ở nơi khô ráo theo điều kiện của thư viện;
b) Có môi trường không khí trong sạch bảo đảm điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp với từng loại hình tài nguyên thông tin;
c) Địa chất công trình ổn định, có độ chịu tải cao;
d) Thuận tiện cho di chuyển, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy và tổ chức khai thác sử dụng tài nguyên thông tin.
2. Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện bao gồm:
a) Hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
b) Hệ thống máy đo độ ẩm, đo nhiệt độ và máy điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió, máy hút ẩm và các trang thiết bị bảo đảm an toàn khác;
c) Hệ thống giá kệ, hộp để tài nguyên thông tin;
d) Máy móc, dụng cụ vệ sinh và bảo quản tài nguyên thông tin;
đ) Hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ dữ liệu, bảo quản tài nguyên thông tin là tài liệu số và các dạng tài liệu đặc thù khác.
Như vậy, theo quy định trên thì địa chất công trình kho bảo quản tài nguyên thông tin của thư viện công cộng cấp xã có độ chịu tải cao, ổn định.
Bên cạnh đó, kho bảo quản tài nguyên thông tin của thư viện công cộng cấp xã phải đám bảo các yêu cầu khác như:
- Được đặt ở nơi khô ráo theo điều kiện của thư viện;
- Có môi trường không khí trong sạch bảo đảm điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp với từng loại hình tài nguyên thông tin;
- Địa chất công trình ổn định, có độ chịu tải cao;
- Thuận tiện cho di chuyển, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy và tổ chức khai thác sử dụng tài nguyên thông tin.
Thư viện công cộng cấp xã cần tuân thủ nguyên tắc nào trong hoạt động bảo quản thông tin?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL thì trong hoạt động bảo quản thông tin thư viện công cộng cấp xã cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Hoạt động bảo quản tài nguyên thông tin được thực hiện từ khâu chọn vị trí, thiết kế xây dựng trụ sở thư viện, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, bố trí kho và gắn với thư viện trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động.
- Tuân thủ các quy tắc về điều kiện kỹ thuật, môi trường và các điều kiện khác bảo đảm an toàn cho tài nguyên thông tin.
- Chú trọng bảo quản dự phòng nhằm ngăn chặn triệt để những căn nguyên gây hại và phù hợp với từng loại hình tài nguyên thông tin.
Việc bảo quản dự phòng phải tiến hành liên tục, thường xuyên theo định kỳ tối thiểu 06 tháng 01 lần.
- Giữ nguyên dạng, nguyên bản của tài liệu gốc, không thêm bớt, cắt xén hình ảnh làm ảnh hưởng đến nội dung thông tin của tài liệu gốc khi thực hiện bảo quản phục chế.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu các tài nguyên thông tin được chuyển dạng, bảo đảm khả năng truy cập, an toàn, xác thực, bảo mật, dễ tìm kiếm, quản lý và cập nhật đối với vật mang tin được chuyển dạng từ tài nguyên thông tin gốc.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và những thành tựu khoa học, công nghệ trong bảo quản tài nguyên thông tin trong thư viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?