Thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản là gì? Tổ chức công bố hợp quy thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản theo biện pháp nào?
- Thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản là gì?
- Tổ chức công bố hợp quy thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản theo biện pháp nào?
- Tổ chức thực hiện đánh giá sự phù hợp của thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản theo phương thức nào?
- Việc lấy mẫu thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản được thực hiện theo phương pháp nào?
Thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản là gì?
Thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản được giải thích theo quy định tại tiết 1.4.1 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT như sau:
1.4.1. Thức ăn bổ sung(chất bổ sung) là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu được bổ sung vào thức ăn hoặc khẩu phần ăn để cân đối dinh dưỡng hoặc đóng vai trò chức năng đặc trưng trong thức ăn thủy sản.
1.4.2. Chế phẩm enzyme là sản phẩm sinh học có chứa một hoặc nhiều loại enzyme, có hoặc không có chất mang.
1.4.3. Chế phẩm probiotic là sản phẩm sinh học chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi ở dạng sống, bị bất hoạt có hoặc không có chất mang.
1.4.4. Chế phẩm prebiotic là sản phẩm sinh học bao gồm các chất xơ không tiêu hóa (có hoặc không có chất mang) nhằm kích thích hoặc hoạt hóa sự phát triểncủa các vi sinh vật hữu ích trong đường ruột,.
1.4.5. Nhóm axit hữu cơlà các loại thức ăn chứa một hoặc nhiều axit hữu cơ đóng một vai trò chức năng có lợi nào đó trong việc giúp tăng cường hấp thu tiêu hóa và/hoặc nâng cao sức khỏe vật nuôi hoặc cho mục đích bảo quản thức ăn.
Như vậy, theo quy định trên thì thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu được bổ sung vào thức ăn hoặc khẩu phần ăn để cân đối dinh dưỡng hoặc đóng vai trò chức năng đặc trưng trong thức ăn thủy sản.
Thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức công bố hợp quy thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản theo biện pháp nào?
Tổ chức công bố hợp quy thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản theo biện pháp được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thức ăn bổ sung theo biện pháp:
4.1.1. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
4.1.2. Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức công bố hợp quy thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản theo biện pháp như sau:
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
- Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện đánh giá sự phù hợp của thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản theo phương thức nào?
Tổ chức thực hiện đánh giá phù hợp thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản theo phương thức được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
…
4.2. Đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức ăn bổ sung theo phương thức:
4.2.1. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1(thử nghiệm mẫu điển hình).
4.2.2. Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7(thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
4.3. Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.4. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức thực hiện đánh giá phù hợp thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản theo phương thức sau:
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1(thử nghiệm mẫu điển hình).
- Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7(thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Việc lấy mẫu thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản được thực hiện theo phương pháp nào?
Việc lấy mẫu thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản được thực hiện theo phương pháp được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT như sau:
PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Lấy mẫu
TCVN 11923:2017 (ISO/TS 17728:2015): đối với mẫu phân tích vi sinh vật.
TCVN 4325: 2007 (ISO 6497:2002): đối với mẫu phân tích chỉ tiêu khác
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc lấy mẫu thức ăn bổ sung trong thức ăn thủy sản được thực hiện theo phương pháp như sau:
- Đối với mẫu phân tích vi sinh vật thì theo TCVN 11923:2017;
- Đối với mẫu phân tích chỉ tiêu khác thì theo TCVN 4325: 2007.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?