Thức ăn chăn nuôi chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố trên Cổng thông tin điện tử vẫn được nhập khẩu trong trường hợp nào?
Mua bán thức ăn chăn nuôi cần phải tuân thủ điều kiện gì?
Căn cứ Điều 40 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi
1. Có trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp.
2. Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
3. Có biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.
Theo đó, khi mua bán thức ăn chăn nuôi cần phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Có trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp.
- Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
- Có biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.
Mua bán thức ăn chăn nuôi cần phải tuân thủ điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Thức ăn chăn nuôi chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố trên Cổng thông tin điện tử vẫn được nhập khẩu trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 41 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại khoản 4 Điều 43 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
3. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, phòng thử nghiệm tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp thức ăn chăn nuôi chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử thì chỉ được nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu và phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 43 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi
...
4. Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
a) Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu;
b) Kiểm tra thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu cảm quan khác của sản phẩm;
c) Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
5. Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu bao gồm:
a) Kiểm tra hồ sơ công bố chất lượng và công bố hợp quy (nếu có);
b) Kiểm tra thực tế về quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, cảm quan về sản phẩm;
c) Phân tích chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu.
...
Theo đó, nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu;
- Kiểm tra thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu cảm quan khác của sản phẩm;
- Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?