Thực hành động viên công nghiệp là gì? Trong thực hành động viên công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp được hưởng những chế độ gì?
- Thực hành động viên công nghiệp là gì? Thực hành động viên công nghiệp là thực hiện những việc gì?
- Thực hành động viên công nghiệp cần tuân theo những nguyên tắc gì?
- Trong thực hành động viên công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp được hưởng những chế độ gì?
- Người lao động trực tiếp trong thời gian tham gia thực hành động viên công nghiệp có được hưởng phụ cấp không?
Thực hành động viên công nghiệp là gì? Thực hành động viên công nghiệp là thực hiện những việc gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 giải thích thì Thực hành động viên công nghiệp là việc thực hiện các biện pháp để tiến hành sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Căn cứ theo Điều 20 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định về Thực hành động viên công nghiệp như sau:
Thực hành động viên công nghiệp bao gồm:
1. Quyết định và thông báo quyết định động viên công nghiệp;
2. Tổ chức di chuyển địa điểm đối với doanh nghiệp công nghiệp phải di chuyển;
3. Tổ chức bảo đảm vật tư, tài chính;
4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị;
5. Giao, nhận sản phẩm động viên công nghiệp.
Theo quy định trên, thực hành động viên công nghiệp bao gồm:
- Quyết định và thông báo quyết định động viên công nghiệp;
- Tổ chức di chuyển địa điểm đối với doanh nghiệp công nghiệp phải di chuyển;
- Tổ chức bảo đảm vật tư, tài chính;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị;
- Giao, nhận sản phẩm động viên công nghiệp.
Thực hành động viên công nghiệp (Hình từ Internet)
Thực hành động viên công nghiệp cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 4 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
1. Chuẩn bị động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp phải tuân thủ mục đích sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
2. Việc xác định quy mô động viên công nghiệp phải phù hợp với nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của Quân đội và năng lực của doanh nghiệp công nghiệp.
3. Chuẩn bị động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp phải bảo đảm bí mật, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch.
Như vậy, thực hành động viên công nghiệp phải tuân thủ mục đích sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Việc xác định quy mô động viên công nghiệp phải phù hợp với nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của Quân đội và năng lực của doanh nghiệp công nghiệp.
Đồng thời, thực hành động viên công nghiệp phải bảo đảm bí mật, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch.
Trong thực hành động viên công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp được hưởng những chế độ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
Trong thực hành động viên công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp được:
a) Bảo đảm phương tiện vận chuyển khi di chuyển đến địa điểm mới;
b) Bảo đảm kịp thời vật tư, trang thiết bị và kinh phí;
c) Ưu đãi về thuế, đất đai như các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng;
d) Giảm hoặc miễn trách nhiệm tài sản theo quy định của pháp luật trong trường hợp do thực hiện quyết định động viên công nghiệp mà không thực hiện được hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự đang có hiệu lực vào thời điểm nhận quyết định động viên công nghiệp;
đ) Hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trong thực hành động viên công nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp được:
- Bảo đảm phương tiện vận chuyển khi di chuyển đến địa điểm mới;
- Bảo đảm kịp thời vật tư, trang thiết bị và kinh phí;
- Ưu đãi về thuế, đất đai như các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng;
- Giảm hoặc miễn trách nhiệm tài sản theo quy định của pháp luật trong trường hợp do thực hiện quyết định động viên công nghiệp mà không thực hiện được hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự đang có hiệu lực vào thời điểm nhận quyết định động viên công nghiệp;
- Hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 20 Nghị định 132/2004/NĐ-CP quy định Doanh nghiệp công nghiệp khi thực hiện sản xuất, sửa chữa trang bị và tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong động viên công nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Người lao động trực tiếp trong thời gian tham gia thực hành động viên công nghiệp có được hưởng phụ cấp không?
Căn cứ theo Điều 29 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
Người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp được miễn nghĩa vụ lao động công ích trong thời gian thực hành động viên công nghiệp; trong thời gian diễn tập và thực hành động viên công nghiệp mà bị tai nạn, ốm đau, bị thương, từ trần, hy sinh thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại Điều 21 Nghị định 132/2004/NĐ-CP quy định:
Người lao động trực tiếp trong thời gian tham gia thực hành động viên công nghiệp, được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh như đối với công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định hiện hành.
Như vậy, người lao động trực tiếp trong thời gian tham gia thực hành động viên công nghiệp, được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh như đối với công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Động viên công nghiệp không áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (theo Điều 2 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?