Thực hành khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y, người thực hành có được phép bảo lưu kết quả thực hành hay không?
- Người thực hành có được phép bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y hay không?
- Tổ chức nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y?
- Có thu lại giấy phép hành nghề của người đã có chức danh lương y khi cấp giấy phép hành nghề với chức danh kỹ thuật y không?
Người thực hành có được phép bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y hay không?
Kỹ thuật y là một trong những chức danh chuyên môn theo quy định tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Căn cứ theo quy định về bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh đối với các chức danh chuyên môn tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
...
Như vậy, người thực hành khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y hoàn toàn có thể bảo lưu kết quả thực hành trước đó vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hành được.
Lưu ý: Người thực hành chỉ được bảo lưu kết quả thực hành tối đa trong 12 tháng, nếu thực hành bảo lưu nhiều lần thì tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
Người thực hành có được phép bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y?
Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Hội đồng Y khoa Quốc gia xây dựng Quy chế kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; tiêu chí của cơ sở là địa điểm tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
3. Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện việc:
a) Chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Quy chế kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại khoản 2 Điều này;
b) Lựa chọn cơ sở là địa điểm tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng theo tiêu chí đã được phê duyệt.
...
Theo quy định trên thì Hội đồng Y khoa Quốc gia xây dựng Quy chế kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và tiêu chí của cơ sở là địa điểm tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Đồng thời cũng chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Quy chế đó.
Như vậy, Hội đồng Y khoa quốc gia là tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh đối với chức danh kỹ thuật y.
Có thu lại giấy phép hành nghề của người đã có chức danh lương y khi cấp giấy phép hành nghề với chức danh kỹ thuật y không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quy trình cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền
1. Người có giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này.
2. Trường hợp người đã được cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: lương y, người có giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc người có giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền sau đó có thêm văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe và đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng phải thực hiện quy trình quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Cơ quan cấp phép hành nghề cấp giấy phép hành nghề mới đồng thời thu lại giấy phép hành nghề đã được cấp trước đó. Phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép hành nghề mới bao gồm: phạm vi hành nghề của chức danh mới được cấp và phạm vi hành nghề đã được cấp trước đó.
Như vậy, cơ quan cấp phép hành nghề cấp giấy phép hành nghề kỹ thuật y đồng thời phải thu lại giấy phép hành nghề lương y đã cấp trước đó của người được cấp phép.
Lưu ý: Phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép hành nghề mới sẽ bao gồm cả phạm vi hành nghề của chức danh kỹ thuật y được cấp và phạm vi hành nghề lương y đã được cấp trước đó.
Do đó, việc thu hồi lại giấy phép hành nghề trước đó chỉ với mục tích hợp phạm vi hành nghề vào chung một giấy phép hành nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?