Thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 được pháp luật quy định như thế nào?
- Khu vực làm việc và sử dụng trang thiết bị tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 được pháp luật quy định như thế nào?
- Thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 được pháp luật quy định như thế nào?
- Khử nhiễm, xử lý chất thải tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 quy định ra sao?
Khu vực làm việc và sử dụng trang thiết bị tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 được pháp luật quy định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định như sau:
Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II
...
3. Quy định về khu vực làm việc và sử dụng trang thiết bị:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này và các quy định sau:
a) Cửa phòng xét nghiệm phải luôn đóng khi thực hiện xét nghiệm;
b) Sử dụng thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm và kiểm định định kỳ theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
...
Theo đó,
Quy định về khu vực làm việc và sử dụng trang thiết bị:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II phải đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này và các quy định sau:
- Cửa phòng xét nghiệm phải luôn đóng khi thực hiện xét nghiệm;
- Sử dụng thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm và kiểm định định kỳ theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Tuy nhiên Thông tư này đã hết hiệu lực và bị thay thế bằng Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH.
Phòng xét nghiệm (Hình từ Internet)
Thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định như sau:
Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II
...
4. Quy định về thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này và quy định sau:
Các thao tác kỹ thuật xét nghiệm có nguy cơ tạo giọt bắn và khí dung phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học trừ trường hợp thực hiện xét nghiệm bằng các thiết bị xét nghiệm chuyên dụng hoặc sử dụng thêm các biện pháp bảo vệ khác theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Y tế ban hành danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm.
...
Như vậy, phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II phải đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này và quy định sau:
Các thao tác kỹ thuật xét nghiệm có nguy cơ tạo giọt bắn và khí dung phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học trừ trường hợp thực hiện xét nghiệm bằng các thiết bị xét nghiệm chuyên dụng hoặc sử dụng thêm các biện pháp bảo vệ khác theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Y tế ban hành danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm.
Cụ thể, khoản 4 Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định:
Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I
...
4. Quy định về thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm:
a) Rửa tay theo quy trình thường quy hoặc sát khuẩn nhanh trước và sau khi thực hiện xét nghiệm, sau khi tháo bỏ găng tay, trước khi rời khỏi phòng xét nghiệm;
b) Có và tuân thủ các quy trình xét nghiệm bảo đảm các thao tác được thực hiện theo cách làm giảm tối đa việc tạo các giọt bắn hoặc khí dung;
c) Đóng gói mẫu bệnh phẩm để vận chuyển ra khỏi cơ sở xét nghiệm theo quy định tại Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm;
d) Không dùng bơm, kim tiêm để thay thế pipet hoặc vào bất kỳ mục đích khác ngoài mục đích tiêm, truyền hay hút dịch từ động vật thí nghiệm;
đ) Không ăn uống, hút thuốc, cạo râu, trang điểm trong phòng xét nghiệm; không mang đồ dùng cá nhân, thực phẩm vào phòng xét nghiệm; không đeo hay tháo kính áp tròng, sử dụng điện thoại khi đang thực hiện xét nghiệm.
Khử nhiễm, xử lý chất thải tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 quy định ra sao?
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định về khử nhiễm, xử lý chất thải, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố về an toàn sinh học:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II phải đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này và phải khử trùng hoặc tiệt trùng chất thải sử dụng trong quá trình xét nghiệm trước khi đưa vào hệ thống thu gom chất thải hoặc nơi lưu giữ tạm thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?