Thực hiện chế độ báo cáo thông tin, dữ liệu khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như thế nào?
Cơ sở dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là cơ sở như thế nào?
Theo Điều 21 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định:
Cơ sở dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Cơ sở dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ sở dữ liệu bom mìn) là hệ thống các thông tin về khắc phục hậu quả bom mìn quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 18/2019/NĐ-CP được số hóa bằng tiếng Việt và tiếng Anh, được xây dựng thống nhất, sử dụng chung trong phạm vi toàn quốc.
2. Cơ sở dữ liệu bom mìn được tích hợp, cập nhật từ các nguồn dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ của các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn trong nước và quốc tế.
3. Cơ sở dữ liệu bom mìn được quản trị bằng phần mềm chuyên dụng có khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin và phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế về khắc phục hậu quả bom mìn và được phân cấp quyền truy cập, quản lý đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và người sử dụng thông tin.
4. Cơ sở dữ liệu bom mìn là nguồn cung cấp chính thức các thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.
5. VNMAC thực hiện quản trị cơ sở dữ liệu bom mìn như sau:
a) Cấp, thu hồi tài khoản quản trị, tài khoản truy cập;
b) Xác định phạm vi, mức độ, thời gian cho phép truy cập.
6. Kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu bom mìn được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ sở dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ sở dữ liệu bom mìn) là hệ thống các thông tin về khắc phục hậu quả bom mìn quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 18/2019/NĐ-CP được số hóa bằng tiếng Việt và tiếng Anh, được xây dựng thống nhất, sử dụng chung trong phạm vi toàn quốc.
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu bom mìn là nguồn cung cấp chính thức các thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.
Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Hình từ Internet)
Thực hiện chế độ báo cáo thông tin, dữ liệu khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ra sao?
Tại Điều 22 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định:
* Các tổ chức, đơn vị khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ gửi báo cáo về cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh nơi thực hiện hoạt động, Bộ Tư lệnh Công binh và VNMAC trước ngày 15 tháng cuối quý bằng văn bản và thư điện tử theo mẫu quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10299-10:2014 Phần 10: Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 441/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
* Cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh gửi báo cáo thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ về VNMAC, Bộ Tư lệnh quân khu và Bộ Tư lệnh Công binh trước ngày 25/6 và 25/12 hằng năm như sau:
- Kết quả thực hiện các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tại địa phương theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 195/2019/TT-BQP;
- Thông tin về các tai nạn, sự cố do bom mìn vật nổ gây ra theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 195/2019/TT-BQP;
- Thông tin về sự cố sót bom mìn, vật nổ sau rà phá bom mìn theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 195/2019/TT-BQP;
- Thông tin về khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn, vật nổ theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 195/2019/TT-BQP;
- Thông tin về khu vực khẳng định ô nhiễm theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 195/2019/TT-BQP.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ?
Theo Điều 24 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định như sau:
Sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng rộng rãi trừ các tài liệu thuộc Điểm c Khoản 2 Điều 31 Nghị định 18/2019/NĐ-CP, tài liệu thuộc danh mục thông tin hạn chế sử dụng và các tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ phải có Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu; trường hợp sử dụng để phục vụ công tác thì phải có giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
3. Những hành vi nghiêm cấm trong sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ
a) Chiếm đoạt, làm hư hỏng, làm mất hoặc phá hủy trái phép;
b) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của thông tin;
c) Mua bán, chuyển giao trái phép thông tin;
d) Sử dụng thông tin vào mục đích xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, những hành vi nghiêm cấm trong sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau đây:
- Chiếm đoạt, làm hư hỏng, làm mất hoặc phá hủy trái phép;
- Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của thông tin;
- Mua bán, chuyển giao trái phép thông tin;
- Sử dụng thông tin vào mục đích xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?