Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm mục đích gì và phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định như sau:
Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường
Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm phát huy quyền làm chủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; huy động sức mạnh tổng hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, chống các biểu hiện tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm phát huy quyền làm chủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
Huy động sức mạnh tổng hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, chống các biểu hiện tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc gì?
Tại Điều 4 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định cụ thể:
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an.
2. Không được lợi dụng dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cản trở hoạt động theo pháp luật của Cảnh sát môi trường.
Theo đó, thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an.
- Không được lợi dụng dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cản trở hoạt động theo pháp luật của Cảnh sát môi trường.
Cảnh sát môi trường (Hình từ Internet)
Cảnh sát môi trường có trách nhiệm gì để thực hiện dân chủ trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định như sau
Trách nhiệm của Cảnh sát môi trường
1. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng, sử dụng phương tiện, áp dụng các biện pháp công tác Công an theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
3. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, của Bộ Công an và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về công việc mình đã tiến hành.
4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch công tác, chuẩn bị kỹ nội dung làm việc; dự kiến các tình huống đột xuất và phương án giải quyết các tình huống đó. Nội dung kế hoạch công tác phải được sự phê duyệt của lãnh đạo đơn vị.
Như vậy, Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng, sử dụng phương tiện, áp dụng các biện pháp công tác Công an theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?