Thực hiện kiểm định, kiểm tra trạm cấp LPG như thế nào? Đảm bảo an toàn điện và phòng chống cháy nổ thế nào?
Thực hiện kiểm định, kiểm tra trạm cấp LPG như thế nào?
Về kiểm định, kiểm tra trạm cấp LPG được quy định tại Điều 12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng do Bộ Công thương ban hành như sau:
"Điều 12. Quy định về kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định
1. Trạm cấp LPG, bồn chứa, đường ống LPG, máy hóa hơi trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định. Việc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng phải được thực hiện với thời hạn không quá 5 năm.
2. Ống nối mềm giữa ống góp và chai LPG phải được thay thế khi xuất hiện dấu hiệu của sự thoái hóa, hư hỏng và trong mọi trường hợp không sử dụng quá 5 năm.
3. Các thiết bị khác được kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định theo các quy định tại Quy chuẩn này và các quy định hiện hành.
4. Hàng ngày, người vận hành phải kiểm tra tình trạng làm việc của các thiết bị trong trạm cấp LPG theo quy trình vận hành để đảm bảo các thiết bị làm việc an toàn và hoạt động tốt, không bị rò rỉ LPG."
Kiểm tra, kiểm định về trạm cấp LPG thực hiện theo quy định nêu trên với việc kiểm định định kỳ được thực hiện với thời hạn không quá 5 năm trong suốt quá trình sử dụng. Cũng có thể hiểu thời hạn thực hiện tối đa là 5 năm một lần.
Thực hiện kiểm định, kiểm tra trạm cấp LPG như thế nào? Đảm bảo an toàn điện và phòng chống cháy nổ thế nào? (Hình từ Internet)
Có phải công bố hợp quy mới được đưa trạm cấp LPG vào vận hành hay không?
Tại Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT quy định như sau:
"Điều 15. Quy định về chứng nhận hợp quy
1. Trạm cấp LPG trước khi đưa vào vận hành và sử dụng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Chương II của Quy chuẩn này trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được Bộ Công Thương thừa nhận hoặc chỉ định.
2. Việc đánh giá sự phù hợp đối với trạm cấp LPG được thực hiện theo phương thức sau:
Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa."
Theo đó thì trạm cấp LPG muốn đưa vào vận hành thì phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Chương II của Quy chuẩn này, cụ thể gồm:
- Yêu cầu về thiết kế
- Hồ sơ thiết kế
- Yêu cầu đối với trạm cấp LPG có bồn chứa
+ Yêu cầu đối với bồn chứa
+ Hàng rào trạm cấp LPG
- Yêu cầu đối với trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa
- Máy hóa hơi
- Van điều áp
- Yêu cầu hệ thống ống và thiết bị đường ống
- Quy định về lắp đặt
+ Lắp đặt bồn chứa
+ Lắp đặt máy hóa hơi
+ Lắp đặt đường ống
- Quy định về kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định
- Quy định về vận hành
- Quy định về an toàn điện và phòng cháy
Đảm bảo an toàn điện và phòng chống cháy nổ được quy định như thế nào?
Tại Điều 14 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2012/BCT quy định về an toàn điện và phòng cháy đối với trạm cấp LPG như sau:
Điều 14. Quy định về an toàn điện và phòng cháy
1. Quy định về an toàn điện
a) Phân loại vùng nguy hiểm
- Vùng 0: Là khu vực trong đó hỗn hợp LPG - không khí dễ bắt cháy thường xuyên xuất hiện khi vận hành bình thường;
- Vùng 1: Là khu vực trong đó hỗn hợp LPG - không khí dễ bắt cháy không thường xuyên xuất hiện khi vận hành bình thường;
- Vùng 2: Là khu vực trong đó hỗn hợp LPG - không khí dễ bắt cháy không thể xuất hiện trong vận hành bình thường, nếu có chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.
Quy định vùng nguy hiểm các thiết bị của trạm cấp LPG theo bảng 5:
b) Thiết bị điện
- Thiết bị điện sử dụng trong các vùng nguy hiểm phải là loại phòng nổ và có cấp nhiệt độ lớn nhất trên bề mặt phù hợp với yêu cầu của từng vị trí lắp đặt, phù hợp với điện áp và tần số danh định của lưới điện;
- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện phải tuân thủ nghiêm theo thiết kế đã được phê duyệt và hướng dẫn kỹ thuật do nhà sản xuất quy định;
- Trong khu vực nguy hiểm cháy nổ, các thiết bị có mạch điện, điện tử không phải là mạch an toàn thì phải đặt trong tủ điện phòng nổ, đảm bảo an toàn khi có sự cố điện xảy ra;
- Việc lựa chọn thiết bị điện phải đáp ứng yêu cầu công suất của trạm cấp, không để các thiết bị hoạt động trong tình trạng quá tải và phải tính đến khả năng mở rộng trạm cấp.
c) An toàn tĩnh điện
- Các bồn chứa LPG đặt nổi phải được nối đất, điện trở nối đất của bồn chứa không lớn hơn 4 W;
- Đường ống trên mặt đất và các thiết bị phụ trợ phía sau của các mặt bích phải được nối đất;
- Máy hóa hơi, hệ thống đường ống, bồn chứa, xe bồn phải có chung hệ thống tiếp đất;
- Việc nối đất các thiết bị và công trình phải theo quy định tại các Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và định kỳ kiểm tra.
2. Quy định về phòng cháy
a) Phải có phương án chữa cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Phải có hệ thống cảnh báo cháy, các thiết bị chữa cháy đảm bảo yêu cầu và phù hợp với vật liệu gây cháy của trạm;
c) Phải đặt các biển báo như: “Cấm lửa", “Cấm hút thuốc", “Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy chữa cháy”, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy và các biển báo khác theo quy định. Các biển báo phải được viết bằng tiếng Việt, chữ in hoa, dễ đọc và đặt ở vị trí dễ thấy. Kích thước của các chữ cái trên biển báo phải có chiều cao tối thiểu 120 mm."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?