Thực hiện kiểm tra nhãn hiệu phao áo cứu sinh là trách nhiệm của đơn vị nào? Kiểm tra nhãn hiệu phải có những nội dung tối thiểu nào?

Đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia thì cốt phao phải được làm từ vật liệu gì và kiểu dáng của phao áo được quy định như thế nào? Thực hiện kiểm tra nhãn hiệu phao áo cứu sinh là trách nhiệm của đơn vị nào? Đơn vị này khi kiểm tra nhãn hiệu phao áo phải đảm bảo có những nội dung tối thiểu nào? - Câu hỏi của anh Hoàng Hải đến từ Thái Bình.

Đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia thì cốt phao phải được làm từ vật liệu gì? Kiểu dáng của phao áo như thế nào?

Theo Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BTC về Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia quy định như sau:

Yêu cầu kỹ thuật
Phao áo phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra thiết bị cứu sinh dùng cho phương tiện thủy nội địa (QCVN 85: 2015/BGTVT) của Bộ Giao thông vận tải; trong đó đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
2.1.1. Yêu cầu về vật liệu
- Cốt phao (vật liệu nổi) là Xốp LDPE (LDPE-FOAM);
- Vải bọc ngoài là loại vải sợi Polyeste và có màu da cam;
- Chỉ may phao áo là sợi Polyeste.
2.1.2. Yêu cầu về kết cấu
2.1.2.1. Kiểu dáng phao áo: Kiểu áo véc, không có cổ; phao áo gồm 1 thân trước và 1 thân sau; thân trước được chia thành 2 vạt, mỗi vạt một tấm liền; thân sau là một tấm liền, không có gối đỡ đầu.
2.1.2.2. Vật liệu phản quang: Phao áo được gắn vật liệu phản quang với tổng diện tích ≥ 200 cm2. Vật liệu phản quang gồm 4 tấm bằng nhau ở các vị trí đối xứng nhau (2 tấm ở 2 vạt thân trước phía trên ngực áo, 2 tấm ở cầu vai thân sau).
2.1.2.3. Mỗi phao áo phải có một chiếc còi nhựa được buộc chặt với phao bằng một sợi dây.
2.1.2.4. Các đường khâu của phao áo phải đều mũi, bền vững và chỗ cuối của đường khâu phải lại mũi. Các mối khâu ở mép phải gấp mép vào trong không ít hơn 10 mm.
2.1.2.5. Các thông số kỹ thuật cơ bản của phao áo phải đáp ứng theo quy định tại Bảng 1 dưới đây:
2.1.2.6. Dây đai, khóa và dây viền
- Dây đai gồm 3 chiếc, màu trắng đen, bằng sợi Polyeste bản rộng không nhỏ hơn 25 mm;
- Khóa: Có 3 khóa cài bằng nhựa và 6 khóa rút bên cạnh sườn (mỗi bên sườn 3 khóa);
- Dây viền quanh áo màu đỏ, bằng sợi Polyeste bản rộng không nhỏ hơn 25 mm.
2.1.3. Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu sản xuất phao áo
2.1.3.1. Vải Polyeste may bọc ngoài phao áo
- Khối lượng: Từ 70 g/m2 đến 90 g/m2
- Độ bền kéo đứt băng vải 20 mm x 100 mm:
+ Dọc: Không nhỏ hơn 185 N/mm2;
+ Ngang: Không nhỏ hơn 135 N/mm2.
2.1.3.2. Dây đai áo, dây viền quanh áo
- Lực kéo đứt dây đai áo: Không nhỏ hơn 1,4 kN;
- Lực kéo đứt dây viền quanh áo: Không nhỏ hơn 1,2 kN.
2.1.3.3. Khóa phao áo
- Độ bền chịu kéo của khóa cài: Không nhỏ hơn 0,8 kN;
- Độ bền chịu kéo của khóa rút: không nhỏ hơn 0,8 kN.
2.1.3.4. Xốp LDPE (LDPE - FOAM)
Độ biến dạng dưới tác dụng của một lực không đổi 0,44 kN trong 3 h của vật nổi thân trước không lớn hơn: 50 %.
2.1.4. Độ bền màu lớp vải bọc ngoài phao áo: Đạt tối thiểu cấp 4 sau 100 h chiếu sáng.

Theo đó, trong yêu cầu về vật liệu của áo phao cứu sinh dự trữ quốc gia thì cốt phao phải là (vật liệu nổi) là xốp LDPE (LDPE-FOAM). Còn trong yêu cầu về kết cấu, kiểu dáng của phao áo được quy định như sau:

- Kiểu áo véc, không có cổ;

- Phao áo gồm 1 thân trước và 1 thân sau;

- Thân trước được chia thành 2 vạt, mỗi vạt một tấm liền;

- Thân sau là một tấm liền, không có gối đỡ đầu.

Phao áo cứu sinh

Phao áo cứu sinh (Hình từ Internet)

Cách thức vận chuyển phao áo cứu sinh như thế nào để đảm bảo đúng với Quy chuẩn?

Theo Mục 4.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BTC về Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia quy định về việc vận chuyển phao áo cứu sinh như sau:

Vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển có thùng chứa hàng, che mưa, che nắng và sạch sẽ;
- Khi xếp các thùng hàng lên phương tiện vận chuyển phải xếp theo chiều thẳng đứng (để bảo đảm cho từng phao áo vẫn nằm trải ngang và 10 phao áo chồng lên nhau trong mỗi thùng), các thùng xếp khít cạnh nhau, không chèn quá chặt; có thể xếp chồng 3 hoặc 4 thùng lên nhau; không vận chuyển chung với hóa chất và các chất gây ảnh hưởng đến chất lượng phao áo;
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định, đảm bảo an toàn hàng hóa.

Có thể thấy về cách thức vận chuyển phao áo cứu sinh cần đáp ứng yêu cầu sau đây:

- Khi xếp các thùng hàng phao áo cứu sinh lên phương tiện vận chuyển phải xếp theo chiều thẳng đứng (để bảo đảm cho từng phao áo vẫn nằm trải ngang và 10 phao áo chồng lên nhau trong mỗi thùng);

- Các thùng xếp khít cạnh nhau, không chèn quá chặt;

- Có thể xếp chồng 3 hoặc 4 thùng lên nhau;

- Không vận chuyển chung với hóa chất và các chất gây ảnh hưởng đến chất lượng phao áo.

Thực hiện kiểm tra nhãn hiệu phao áo cứu sinh là trách nhiệm của đơn vị nào? Kiểm tra nhãn hiệu phải có những nội dung tối thiểu nào?

Tại tiết 4.3.2.3.1 tiểu mục 4.3.2.3 Mục 4.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BTC về Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia quy định thì:

Quy trình kiểm tra khi nhập kho
Đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện kiểm tra theo các nội dung sau:
...
4.3.2.3. Kiểm tra ngoại quan
Nội dung kiểm tra gồm:
4.3.2.3.1. Kiểm tra nhãn hiệu phao áo
Mỗi phao áo phải được gắn nhãn hiệu theo quy định hiện hành và tối thiểu phải có các nội dung sau:
- Nhà chế tạo;
- Ký hiệu của phao;
- Số duyệt sản phẩm mẫu;
- Số lô;
- Ký hiệu tiêu chuẩn, Quy chuẩn;
- Tháng, năm chế tạo;
- Ấn chỉ và số kiểm tra của cơ quan Đăng kiểm Việt Nam.
Nhãn hiệu của phao áo được gắn ở thân phao, chữ in rõ ràng bằng loại sơn hoặc mực không phai hoặc loại vật liệu tương đương.
Các nội dung trên phải phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp của lô phao áo do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp cho lô hàng.

Như vậy, về việc kiểm tra phao áo cứu sinh thuộc trong kiểm tra ngoại quan là trách nhiệm đối với đơn vị dự trữ quốc gia, bao gồm kiểm tra những nội dung tối thiểu sau đây:

- Nhà chế tạo;

- Ký hiệu của phao;

- Số duyệt sản phẩm mẫu;

- Số lô;

- Ký hiệu tiêu chuẩn, Quy chuẩn;

- Tháng, năm chế tạo;

- Ấn chỉ và số kiểm tra của cơ quan Đăng kiểm Việt Nam.

Phao áo cứu sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu thuyền không có bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh thì chủ tàu thuyền bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm phải có những trang bị an toàn nào? Yêu cầu trong bố trí phao cứu sinh của tàu này như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu về bố trí phao áo cứu sinh trên nhà hàng nổi, khách sạn nổi như thế nào? Nhà hàng nổi, khách sạn nổi còn phải có những trang bị an toàn nào?
Pháp luật
Phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia là gì? Kiểm tra đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện kiểm tra nhãn hiệu phao áo cứu sinh là trách nhiệm của đơn vị nào? Kiểm tra nhãn hiệu phải có những nội dung tối thiểu nào?
Pháp luật
Phao áo cứu sinh trang bị trên các phương tiện nổi như tàu, thuyền và các công trình biển có bao nhiêu ký hiệu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phao áo cứu sinh
1,645 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phao áo cứu sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phao áo cứu sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào