Thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng và cơ sở tôn giáo phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo
Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động hoặc có liên quan đến hoạt động tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; tôn trọng giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo; đảm bảo sự trang trọng, tôn nghiêm của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
2. Không lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Nhà nước, gây mất đoàn kết tôn giáo, dân tộc; gây rối an ninh trật tự, vi phạm pháp luật và các quy định của địa phương.
3. Hoạt động thờ cúng, tham quan cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người tham gia và của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường
4. Tiền, tài sản được dâng cúng, công đức, tài trợ cho các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch.
Theo đó, tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động hoặc có liên quan đến hoạt động tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; tôn trọng giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo; đảm bảo sự trang trọng, tôn nghiêm của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
- Không lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Nhà nước, gây mất đoàn kết tôn giáo, dân tộc; gây rối an ninh trật tự, vi phạm pháp luật và các quy định của địa phương.
- Hoạt động thờ cúng, tham quan cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người tham gia và của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường
- Tiền, tài sản được dâng cúng, công đức, tài trợ cho các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch.
Cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo
Cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện nếp sống văn minh có trách nhiệm gì?
Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành quy định cụ thể:
- Bảo đảm tính tôn nghiêm, trang trọng; có sơ đồ chỉ dẫn về các vị trí trong công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
- Có thông tin phù hợp giới thiệu tóm tắt lịch sử, giá trị kiến trúc, văn hoá nghệ thuật của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
- Có nội quy, quy định đối với khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, trang phục, thái độ ứng xử có văn hoá phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; quy định nơi để, nơi tiếp nhận tiền, hiện vật công đức, dâng cúng.
Tuyên truyền cho khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo không mua bán, đốt pháo, đốt và thả đèn trời; không thực hiện các hoạt động mê tín, dị đoan, các hình thức cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Bố trí nơi chứa rác thải, nhà vệ sinh và các hoạt động dịch vụ thuận lợi, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
- Đối với những cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật có liên quan.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc trùng tu, nâng cấp, xây mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; thực hiện các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đúng quy định pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật có liên quan.
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Căn cứ Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?