Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được cấp phép thì công ty chứng khoán bị xử phạt thế nào?
- Công ty chứng khoán được thực hiện những nghiệp vụ kinh doanh nào?
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được cấp phép thì công ty chứng khoán bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được cấp phép là bao lâu?
Công ty chứng khoán được thực hiện những nghiệp vụ kinh doanh nào?
Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán được quy định tại Điều 72 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Môi giới chứng khoán;
b) Tự doanh chứng khoán;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
3. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Theo quy định trên, công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau:
- Môi giới chứng khoán.
- Tự doanh chứng khoán.
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (Hình từ Internet)
Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được cấp phép thì công ty chứng khoán bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được cấp phép được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 24 Nghị định 156/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về giấy phép thành lập và hoạt động
...
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép;
b) Hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp các dịch vụ chứng khoán hoặc dịch vụ khác phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện nhưng chưa báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc chưa có quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp dịch vụ chứng khoán không phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán được cấp phép theo quy định tại Điều 86 Luật Chứng khoán;
c) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng nội dung quy định trong giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chấp thuận;
d) Tiếp tục hoạt động hoặc thực hiện hành vi bị cấm hoặc hạn chế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận.
...
Theo điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán
...
3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:
...
c) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo quy định trên, công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được cấp phép là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Dẫn chiếu điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được cấp phép là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?