Thực hiện thu hồi các thiết bị lưu khóa bí mật như thế nào? Việc khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật thực hiện ra sao?
Thực hiện thu hồi các thiết bị lưu khóa bí mật như thế nào?
Thực hiện thu hồi các thiết bị lưu khóa bí mật như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 185/2019/TT-BQP có quy định:
Thu hồi chứng thư số, thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật
1 .Thu hồi chứng thư số:
a) Thuê bao có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số theo Mẫu 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
b) Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số theo Mẫu 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
2. Thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật:
a) Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật của chứng thư số hết hạn sử dụng hoặc chứng thư số bị thu hồi, bàn giao cho Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin. Biên bản giao, nhận thiết bị lưu khóa bí mật sau khi chứng thư số hết hạn sử dụng hoặc chứng thư số bị thu hồi theo Mẫu 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong trường hợp thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp phải lập biên bản xác nhận theo Mẫu 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi ngay về Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Theo đó việc thực hiện thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật sẽ thực hiện theo khoản 2 nêu trên.
Việc khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật thực hiện thế nào?
Việc khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 185/2019/TT-BQP, như sau:
- Thuê bao có văn bản đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật theo Mẫu 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 185/2019/TT-BQP gửi cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, cụ thể văn bản đề nghị có nội dung như sau:
Ghi chú:
(1) Tên cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức hoặc thiết bị, dịch vụ, phần mềm đã đăng ký trong đề nghị cấp chứng thư số.
(2) Địa chỉ thư điện tử của Thuê bao đã đăng ký trong đề nghị cấp chứng thư số.
- Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi văn bản đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật theo Mẫu 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 185/2017/TT-BQP đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin hoặc tổ chức được Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin ủy quyền. Văn bản đề nghị này có nội dung:
Ghi chú:
(1) Tên cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức hoặc thiết bị, dịch vụ, phần mềm đã đăng ký trong đề nghị cấp chứng thư số.
(2) Đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao là người đứng đầu các tổ chức Cơ yếu trực thuộc.
Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các thuê bao trong quá trình triển khai, quản lý và sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật là trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 185/2019/TT-BQP có nêu:
Trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước
1. Xây dựng, ban hành quy chế, quy định về quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong phạm vi quản lý.
2. Hằng năm, báo cáo tình hình triển khai, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong năm và xây dựng kế hoạch, nhu cầu sử dụng của năm kế tiếp cho thuê bao thuộc quyền quản lý theo hướng dẫn của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các thuê bao trong quá trình triển khai, quản lý và sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thuộc phạm vi quản lý.
4. Chủ trì, phối hợp với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin tổ chức tập huấn, huấn luyện triển khai, sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
5. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức: Văn phòng Trung ương Đảng và các ban, cơ quan tham mưu, giúp việc trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội đồng dân tộc; các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức khác theo quy định của cấp có thẩm quyền chỉ đạo, ủy quyền cho cơ quan chuyên trách trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
Theo đó cơ quan Đảng, Nhà nước sẽ có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các thuê bao trong quá trình triển khai, quản lý và sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?