Thực phẩm chiếu xạ được hiểu như thế nào? Thực phẩm chiếu xạ phải đáp ứng những yêu cầu gì theo quy định?

Em ơi cho chị hỏi: Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ và thực phẩm chiếu xạ là gì? Thực phẩm chiếu xạ phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Nhật Hà đến từ Đà Nẵng.

Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ và thực phẩm chiếu xạ là gì?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 5 Quy định vệ sinh an toàn đối với thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ ban hành kèm theo Quyết định 3616/2004/QĐ-BYT quy định như sau:

Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ là thực phẩm được xử lý bằng tia bức xạ ion hóa của nguồn phóng xạ hoặc máy phát tia bức xạ (dưới đây được gọi là nguồn bức xạ) để bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
...
Thực phẩm chiếu xạ là thực phẩm có từ 5% trở lên theo khối lượng đã hấp thụ một liều vượt quá liều hấp thụ tối thiểu.

Thực phẩm chiếu xạ phải đáp ứng những yêu cầu gì theo quy định?

Căn cứ theo Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 3616/2004/QĐ-BYT thì có các yêu cầu đối với thực phẩm chiếu xa như sau:

Yêu cầu đối với thực phẩm chiếu xạ
1. Thực phẩm trước khi chiếu xạ đã được chế biến trong điều kiện bảo đảm vệ sinh, đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn tương ứng.
2. Không được chiếu xạ lại thực phẩm trừ trường hợp: ngũ cốc, đậu đỗ, các loại thực phẩm khô và các hàng hóa khác tương tự được chiếu xạ với mục đích kiểm soát tái nhiễm côn trùng hoặc ức chế sự nảy mầm.
Thực phẩm không được coi là chiếu xạ lại nếu:
a) Thực phẩm chế biến từ nguyên liệu đã được chiếu xạ ở liều hấp thụ không lớn hơn 1kGy;
b) Thực phẩm đem chiếu xạ chứa không quá 5% thành phần theo khối lượng đã được chiếu xạ;
c) Yêu cầu công nghệ đặc thù phải chiếu xạ qua nhiều giai đoạn để tổng liều hấp thụ ở các giai đoạn của quá trình chế biến đạt được giá trị đủ gây hiệu quả mong muốn.
3. Chỉ được phép lưu thông trên thị trường những thực phẩm chiếu xạ có ghi nhãn thực phẩm đầy đủ theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.

Theo đó, thưc phẩm chiếu xạ phải đáp ứng những yêu cầu như sau:

- Thực phẩm trước khi chiếu xạ đã được chế biến trong điều kiện bảo đảm vệ sinh, đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn tương ứng.

- Không được chiếu xạ lại thực phẩm trừ trường hợp: ngũ cốc, đậu đỗ, các loại thực phẩm khô và các hàng hóa khác tương tự được chiếu xạ với mục đích kiểm soát tái nhiễm côn trùng hoặc ức chế sự nảy mầm.

- Chỉ được phép lưu thông trên thị trường những thực phẩm chiếu xạ có ghi nhãn thực phẩm đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 3616/2004/QĐ-BYT.

Thực phẩm chiếu xạ (Hình từ Internet)

Những thực phẩm nào được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa?

Căn cứ theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 3616/2004/QĐ-BYT thì có các yêu cầu đối với thực phẩm chiếu xa như sau:

Danh mục thực phẩm được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa
Tùy thuộc từng mục đích chiếu xạ, quá trình chiếu xạ thực phẩm phải bảo đảm liều hấp thụ đối với mỗi loại thực phẩm không được vượt quá các giới hạn sau:

Theo đó, những thực phẩm được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa được quy định cụ thể như bảng trên.

Bao gói của thực phẩm đã chiếu xạ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 3616/2004/QĐ-BYT quy định như sau:

Bao gói, bảo quản, ghi nhãn
1. Thực phẩm trước và sau khi chiếu xạ phải được đóng gói trong cùng một bao bì.
2. Thực phẩm đã chiếu xạ phải được bảo quản theo quy định như thực phẩm khi chưa chiếu xạ.
3. Trên bao bì của thực phẩm đã chiếu xạ, ngoài những thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm phải có dòng chữ: “Thực phẩm chiếu xạ” hoặc dán nhãn hiệu nhận biết thực phẩm chiếu xạ (theo Phụ lục kèm theo Quyết định này).

Như vậy, trên bao gói của thực phẩm đã chiếu xạ, ngoài những thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm phải có dòng chữ: “Thực phẩm chiếu xạ” hoặc dán nhãn hiệu nhận biết thực phẩm chiếu xạ (theo Phụ lục kèm theo Quyết định 3616/2004/QĐ-BYT).

Thực phẩm chiếu xạ
Thực phẩm Tải về trọn bộ các văn bản Thực phẩm hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 (EN 14152:2014) về Thực phẩm - Xác định vitamin B2 bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ra sao?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống phải đáp ứng các điều kiện nào về bảo đảm an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Đối với thực phẩm đông lạnh thì các tiêu chuẩn về kho bãi, vận chuyển phân phối, quy cách bao bì đóng gói được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Thành lập cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm có phải đáp ứng các điều kiện nào không?
Pháp luật
Người sử dụng hóa chất để làm mới thực phẩm ôi, thiêu để bán lại cho người khác có thể bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Những chất nào bị cấm dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm? Từng loại thực phẩm cần đáp ứng điều kiện như thế nào về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
Pháp luật
Thực phẩm chiếu xạ được hiểu như thế nào? Thực phẩm chiếu xạ phải đáp ứng những yêu cầu gì theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực phẩm chiếu xạ
11,288 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực phẩm chiếu xạ Thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực phẩm chiếu xạ Xem toàn bộ văn bản về Thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào