Thực phẩm vi chất dinh dưỡng có được coi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe? Thực phẩm vi chất dinh dưỡng có phải thực hiện công bố sản phẩm không?

Xin chào tôi muốn hỏi khi thực phẩm vi chất dinh dưỡng có được coi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe? Có phải thực hiện công bố thực phẩm vi chất dinh dưỡng hay không? - Câu hỏi của anh Tùng (TP. HCM).

Thực phẩm vi chất dinh dưỡng có được coi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe?

Thực phẩm vi chất dinh dưỡng có được coi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe?

Thực phẩm vi chất dinh dưỡng có được coi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

+ Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;

+ Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;

+ Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

Theo khoản 22 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:

Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định:

Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

Theo đó, có thể hiểu thực phẩm vi chất dinh dưỡng không thuộc trường hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mà được xem là một dạng thực phẩm bổ sung bởi cả hai đều có tính chất là thực phẩm thông thường được bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng như vitamin, chất khoáng, chất vi lượng khác...

Thực phẩm vi chất dinh dưỡng có phải thực hiện công bố sản phẩm không?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 44/2015/TT-BYT quy định yêu cầu về quản lý đối với sử dụng vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm như sau:

Yêu cầu về quản lý đối với sử dụng vi chất dinh dưỡng
1. Vi chất dinh dưỡng phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Trình tự, hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các Điều 4, 5, 7 và 9 Thông tư số 19/2012/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 09 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Ghi nhãn vi chất dinh dưỡng thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Công Thương về Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia phụ phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn và các quy định khác có liên quan.
3. Việc sử dụng vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định khác tương ứng.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Theo đó, khoản 1 Điều 3 Thông tư 44/2015/TT-BYT quy định đối với sản phẩm là vi chất dinh dưỡng phải được công bố phù hợp theo quy định an toàn thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Được phép tự công bố thực phẩm vi chất dinh dưỡng không?

Theo Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố sản phẩm như sau:

Tự công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Dẫn chiếu theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm như sau:

Đăng ký bản công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Theo đó, trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi chất dinh dưỡng phải thực hiện tự công bố sản phẩm, trừ các trường hợp sau đây:

(1) Được miễn thực hiện thủ tục tự công bố: Các sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước;

(2) Phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

+ Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, thực phẩm vi chất dinh dưỡng không thuộc trường hợp là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nên được phép tự công bố sản phẩm.

Tải Bản tự công bố sản phẩm mới nhất hiện nay tại đây

Vi chất dinh dưỡng
Công bố sản phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có phải làm thủ tục công bố lại đối với sản phẩm có thay đổi về thành phần?
Pháp luật
Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm được thực hiện như thế nào? Kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em có cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm không?
Pháp luật
Những sản phẩm nào không cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Những sản phẩm nào phải đăng ký bản công bố sản phẩm? Kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm không?
Pháp luật
Mẫu bản công bố sản phẩm nhập khẩu là mẫu nào? Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu gồm những gì?
Pháp luật
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thực phẩm chứa các chất nào? Có phải đăng ký bản công bố sản phẩm khi bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
Pháp luật
Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm thì có bắt buộc bản dịch nhãn hàng hóa phải công chứng trước ngày ký tự công bố hay không?
Pháp luật
Mẫu bản tự công bố sản phẩm mới nhất hiện nay? Có thể thực hiện tự công bố sản phẩm bằng những hình thức nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn làm bánh trung thu nướng để bán: Bánh phải có lớp vỏ thế nào? Nguyên liệu làm bánh trung thu nướng có nguồn gốc từ động vật và thực vật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi chất dinh dưỡng
4,518 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi chất dinh dưỡng Công bố sản phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi chất dinh dưỡng Xem toàn bộ văn bản về Công bố sản phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào