Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học?
Thực tiễn là gì?
Thực tiễn triết học là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú, song có ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.
Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và các điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội.
Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn. Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Ví dụ về thực tiễn trong triết học?
- Hoạt động lấy ý kiến cử tri tại địa phương, tiến hành Đại hội Đoàn thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn.
- Vệ sinh môi trường: Người công nhân vệ sinh dùng chổi và hót rác để làm sạch các con đường và khu vực công cộng.
Trên đây là thông tin về "Thực tiễn là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học?"
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học? (hình từ internet)
Vai trò của thực tiễn trong triết học đối với nhận thức?
Căn cứ tại Chương 2 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT:
V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức
a) Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
- Khái niệm thực tiễn
- Các hình thức cơ bản của thực tiễn
b) Nhận thức và các trình độ nhận thức
- Khái niệm nhận thức
- Các trình độ nhận thức
c) Vai trò của thực tiễn với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý trong quá trình phát triển nhận thức
- Tính thống nhất biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức
- Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
a) Quan điểm của V.I Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
- Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính và mối quan hệ giữa chúng
- Giai đoạn từ nhận thức lý tính đến thực tiễn
- Khái quát tính quy luật chung của quá trình vận động, phát triển nhận thức: từ thực tiễn đến nhận thức – từ nhận thức đến thực tiễn – nhận thức,...
Như vậy, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Triết học:
- Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý trong quá trình phát triển nhận thức
- Tính thống nhất biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức
- Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận
- Ý nghĩa phương pháp luận
Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
Căn cứ tại Mục 7 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của sinh viên học môn Triết học Mác Lênin như sau:
7. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng
- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;
- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.
8. Tài liệu học tập:
- Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007; các tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức biên soạn.
Như vậy, nhiệm vụ của sinh viên học môn Triết học Mác Lênin:
- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng
- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;
- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?