Thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định có được khấu trừ không? Và có các tài sản cố định nào không phải kê khai, tính nộp thuế?
Thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định có được khấu trừ không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC) có nêu như sau:
Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
...
3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
Theo đó, về thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định không được khấu trừ khi tài sản đó phục vụ cho các mục đích sau sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng của chi phí bảo hành, sửa chữa trong trường hợp này cũng tính vào nguyên giá.
Đồng thời đối với tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế gia trị gia tăng) thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
Thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định có được khấu trừ không? (Hình từ Internet)
Có các tài sản cố định nào không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng?
Tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về trường hợp tài sản cố định không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng là:
- Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn;
Hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì không phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.
- Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Trường hợp tài sản cố định do cơ sở tự tạo ra thì giá tính thuế giá trị gia tăng được xác định thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC) có nêu:
Giá tính thuế
...
4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
Theo đó thì đối với tài sản cố định do cơ sở kinh doanh tự làm ra để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến thuế giá trị gia tăng Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?