Thuế khoán cho cá nhân, hộ kinh doanh gia đình là gì? Phải khai thuế khoán chậm nhất là bao lâu đối với người mới bắt đầu kinh doanh?
Thuế khoán cho cá nhân, hộ kinh doanh gia đình là gì?
Theo đó tại khoản 1 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 có nói rằng:
- Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, có thể hiểu thuế khoán là một loại thuế dành cho hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, thì sẽ phải nộp loại thuế khoán này.
Dẫn chiếu đến khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 là những trường hợp không phải chịu thuế khoán như: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Bên cạnh đó, đề cập đến thuế khoán còn có một số khái niệm khác có liên quan như sau:
- Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo tỷ lệ trên doanh thu do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán.
- Mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách phải nộp của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định.
Thuế khoán cho cá nhân, hộ kinh doanh gia đình là gì? Phải khai thuế khoán chậm nhất là bao lâu đối với người mới bắt đầu kinh doanh? (Hình từ Internet)
Ngoài Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì còn đối tượng nào sẽ không phải áp dụng thuế khoán?
Như đã nói ở phần trên thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ sẽ phải áp dụng thuế khoán này.
Vậy thì còn đối tượng nào sẽ không phải áp dụng thuế khoán này hay không?
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định rằng “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Vậy nên, ngoài đối tượng “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh sẽ không phải là đối tượng áp dụng của thuế khoán này.
Phải khai thuế khoán chậm nhất là bao lâu đối với người mới bắt đầu kinh doanh?
Theo khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN sẽ được tính như sau:
(1) Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm thì thời hạn là: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
(2) Đối với hồ sơ khai thuế năm thì thời hạn: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính.
(3) Đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thì thời hạn: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
(4) Đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì: Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề.
(5) Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Như vậy, nếu trong trường hợp cá nhân kinh doanh mới kinh doanh tức rơi vào (5) thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh của cá nhân hoặc hộ kinh doanh đó.
Thuế khoán được xác định dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về việc quản lý thuế đối với hộ khoán như sau:
1. Căn cứ xác định thuế khoán đối với hộ khoán
Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:
a) Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
b) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
c) Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
d) Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Công khai thông tin hộ khoán là việc cơ quan thuế tổ chức công khai và tiếp nhận ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ khoán theo quy định. Việc công khai thông tin lần 1 theo khoản 5 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán dự kiến; và công khai thông tin lần 2 theo khoản 9 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán chính thức phải nộp của năm tính thuế. Việc công khai thông tin bao gồm: niêm yết thông tin bằng giấy tại địa bàn; gửi trực tiếp đến hộ khoán; gửi trực tiếp đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế.
...
Như vậy, thuế khoán được xác định dựa trên những căn cứ sau:
(1) Hồ sơ khai thuế do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế.
(2) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.
(3) Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế cấp xã (xã, phường, thị trấn).
(4) Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?