Thuế thu nhập doanh nghiệp của một khoản nợ phải trả được tính theo công thức nào? Căn cứ nhận biết cơ sở tính thuế?
Để nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả trên Bảng Cân đối kế toán doanh nghiệp cần căn cứ vào đâu?
Căn cứ nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả trên Bảng Cân đối kế toán được quy định tại tiểu mục 5 Mục A Phần I Thông tư 20/2006/TT-BTC quy định như sau:
I - HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC “THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP”
A - Quy định chung
...
5 – Xác định “Cơ sở tính thuế của nợ phải trả”
5.1 - Căn cứ xác định “Cơ sở tính thuế của nợ phải trả”
Để nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả trên Bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp, phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Giá trị khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra; hoặc
- Giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đó.
5.2 – Xác định “Cơ sở tính thuế của nợ phải trả”
5.2.1 - Nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Cơ sở tính thuế được xác định là số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đó và giá trị khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra.
Theo đó, để nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả trên Bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp, phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Giá trị khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra; hoặc
- Giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đó.
TẢI VỀ Chuẩn mực kế toán số 17 (Thuế thu nhập doanh nghiệp).
Để nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả trên Bảng Cân đối kế toán doanh nghiệp cần căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)
Thuế thu nhập doanh nghiệp của một khoản nợ phải trả được tính theo công thức nào?
Thuế thu nhập doanh nghiệp của một khoản nợ phải trả được quy định tại Mục 5 Chuẩn mực số 17 Hệ thống Chuẩn mực kế toán ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC như sau:
Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp
...
05. Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai. Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai.
Ví dụ:
(1) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản mục “chi phí phải trả” về chi phí trích trước lương nghỉ phép với giá trị ghi sổ là 100. Chi phí phải trả tương ứng được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập trên cơ sở thực chi. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản mục nợ phải trả đó là không (0).
(2) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “tiền lãi nhận trước” với giá trị ghi sổ là 100. Doanh thu tiền lãi tương ứng phải chịu thuế thu nhập trên cơ sở phân bổ phù hợp với kỳ tính lãi. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản lãi nhận trước này là không (0).
(3) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “chi phí phải trả” về tiền điện, nước, điện thoại có giá trị ghi sổ là 100. Chi phí phải trả này đã được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập tại năm hiện hành. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản nợ phải trả này là 100.
(4) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “tiền phạt phải trả” với giá trị ghi sổ là 100. Tiền phạt không được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản tiền phạt phải trả này là 100.
Theo ví dụ này, ở đây không có chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Có thể phân tích theo cách khác như sau: Khoản tiền phạt phải trả này có cơ sở tính thuế thu nhập là không (0) và thuế suất thuế thu nhập là 0% được áp dụng cho khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh là 100. Theo cả hai cách nói trên thì đều không có tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
(5) Một khoản đi vay phải trả có giá trị ghi sổ là 100. Việc thanh toán khoản vay này không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản đi vay này là 100.
Theo quy định trên thì cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai. Cụ thể:
Cơ sở tính thuế | = | Giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả | - | Giá trị sẽ được khấu trừ |
Lưu ý: Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của các kỳ trước phải được ghi nhận là nợ phải trả trong trường hợp nào?
Theo Mục 8 Chuẩn mực số 17 Hệ thống Chuẩn mực kế toán ban hành và công bố theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC như sau:
Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành phải nộp và tài sản thuế thu nhập hiện hành
08. Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp, phải được ghi nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản.
Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
09. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Theo quy định trên thì thuế thu nhập doanh nghiệp của các kỳ trước phải được ghi nhận là nợ phải trả nếu chưa nộp.
Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?