Thuế thương mại điện tử là gì? Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải đóng thuế?
Thuế thương mại điện tử là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 giải thích: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Theo đó, có thể hiểu thuế thương mại điện tử là khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử.
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. (khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP)
Thuế thương mại điện tử là gì? (Hình từ Internet)
Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải đóng thuế?
Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. (khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP)
Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
4. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
5. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Mục 8 Công văn 3153/TCT-DNNCN năm 2024 hướng dẫn về việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, Tổng cục Thuế cũng đã có yêu cầu:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số (chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, đơn vị vận chuyển, trung gian thanh toán, đại lý của nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, đơn vị truyền thông quảng cáo, ...) ngay từ khâu lập kế hoạch kiểm tra đến triển khai thực hiện công tác kiểm tra, qua đó, thu thập thông tin của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT phục vụ công tác quản lý thuế.
- Tăng cường giám sát tuân thủ đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo trong hoạt động livestream bán hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế thì lập danh sách và phối hợp với các ban ngành địa phương thực hiện việc kiểm tra tại địa bàn để xử lý theo pháp luật thuế và các pháp luật chuyên ngành, hoặc chuyển hồ sơ cho Cơ quan Công an nếu xác định đây là hành vi trốn thuế.
Do đó, khi bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử, người bán phải thực hiện kê khai, nộp thuế đầy đủ.
Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 và hướng dẫn tại Công văn 3723/CTCTH-TTHT năm 2024 TẢI VỀ về việc khai thuế, nộp thuế thì các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử có trách nhiệm:
- Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
- Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
- Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
- Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?