Thùng chứa sản phẩm bảo vệ môi trường của thiết bị phun đeo vai phải phải được làm từ vật liệu gì?
- Thiết bị phun đeo vai được dùng trong việc sử dụng với các sản phẩm bảo vệ cây trồng là thiết bị như thế nào?
- Dây đeo của thiết bị phun đeo vai dùng trong việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ moi trường phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Thùng chứa sản phẩm bảo vệ môi trường của thiết bị phun đeo vai phải được làm từ vật liệu gì?
Thiết bị phun đeo vai được dùng trong việc sử dụng với các sản phẩm bảo vệ cây trồng là thiết bị như thế nào?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11387-1:2016 (ISO 19932-1:2013) về Thiết bị bảo vệ cây trồng - Thiết bị phun đeo vai - Phần 1: Yêu cầu an toàn và môi trường quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 9231 (ISO 5681), ISO 12100 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Thiết bị phun đeo vai (knapsack sprayer)
Thiết bị phun độc lập mang trên lưng hoặc vai người vận hành bằng một hoặc nhiều dây đeo.
3.2
Dung tích danh định (nominal volume)
Dung tích chỉ báo mức nạp đầy tối đa, được đánh dấu trên thùng chứa.
CHÚ THÍCH 1 CHO MỤC: Mức nạp đầy tối đa có thể được đánh dấu bằng giá trị trên của thang đo hoặc ở mức dưới bằng dấu riêng.
3.3
Áp suất làm việc lớn nhất (maximum working pressure)
Áp suất lớn nhất cho phép tại bất cứ phần nào của thiết bị phun.
Theo quy định vừa nêu thì thiết bị phun đeo vai để sử dụng với các sản phẩm bảo vệ cây trồng là thiết bị phun độc lập mang trên lưng hoặc vai người vận hành bằng một hoặc nhiều dây đeo.
Thùng chứa sản phẩm bảo vệ môi trường của thiết bị phun đeo vai phải phải được làm từ vật liệu gì? (Hình từ Internet)
Dây đeo của thiết bị phun đeo vai dùng trong việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ moi trường phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Yêu cầu đối với dây đeo của thiết bị phun đeo vai được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11387-1:2016 (ISO 19932-1:2013) về Thiết bị bảo vệ cây trồng - Thiết bị phun đeo vai - Phần 1: Yêu cầu an toàn và môi trường, cụ thể như sau:
(1) Phải trang bị dây đeo để đeo thiết bị phun. Dây đeo phải điều chỉnh được để thích hợp với kích cỡ người vận hành sao cho một người có thể nhấc được thiết bị phun lên, đeo vào vai và đặt xuống.
Dây đeo vai đôi được thiết kế sao cho áp lực phân bố đều trên cả hai vai người vận hành. Kết cấu của dây đeo vai đôi phải ngăn cản không bị tuột theo bất kỳ chiều nào.
Tất cả các dây đeo vai đôi phải được trang bị cơ cấu tháo nhanh đặt ở vị trí nối giữa thiết bị phun và dây đeo hoặc giữa dây đeo và người vận hành.
Dây đeo hoặc việc sử dụng cơ cấu tháo nhanh phải đảm bảo thiết bị phun có thể được tháo nhanh ra khỏi người vận hành trong trường hợp khẩn cấp.
Nếu trang bị cơ cấu tháo nhanh thì phải có thể mở cơ cấu khi có tải và tháo thiết bị phun ra khi chỉ dùng một tay.
Sự phù hợp phải được kiểm tra bằng quan sát và thử chức năng.
(2) Dây đeo phải làm bằng vật liệu không hút nước. Sau khi nhúng nước, khối lượng của dây đeo tăng lên không được vượt quá 30 % khối lượng khô.
Sự phù hợp phải được thử theo 5.3.8, TCVN 11387-2:2016 (ISO 19932-2:2013).
(3) Mỗi dây đeo phải có phần chiều dài chịu tải ít nhất 100 mm ± 10 mm và bề rộng tiện lợi tối thiểu:
- 25 mm trong trường hợp khối lượng thiết bị phun (nạp đầy) lên đến 10 kg;
- 50 mm trong trường hợp khối lượng thiết bị phun (nạp đầy) lớn hơn 10 kg;
Tải trọng phải được phân bố trên toàn bộ bề rộng.
Sự phù hợp phải được kiểm tra bằng cách đo.
(4) Nếu bề mặt chịu tải là dạng miếng lót thì miếng lót phải không được trượt khỏi vị trí của nó khi vô ý. Sự phù hợp phải được kiểm tra bằng quan sát và thử chức năng.
(5) Không được có hư hỏng gì trên dây đeo chịu tải và các điểm cố định của chúng, làm giảm chức năng của chúng như khi thử rơi dây đeo theo quy định.
Sự phù hợp phải được thử theo 5.3.3, TCVN 11387-2:2016 (ISO 19932-2:2013).
Thùng chứa sản phẩm bảo vệ môi trường của thiết bị phun đeo vai phải được làm từ vật liệu gì?
Quy định về thùng chứa của thiết bị phun đeo vai được quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11387-1:2016 (ISO 19932-1:2013) về Thiết bị bảo vệ cây trồng - Thiết bị phun đeo vai - Phần 1: Yêu cầu an toàn và môi trường như sau:
Thùng chứa
4.3.1 Dung tích danh định phải quy định bằng lít (I). Nó phải xác định được mức nạp đầy thùng chứa của thiết bị phun với độ phân dải tối thiểu 1 I.
Sự phù hợp phải được kiểm tra bằng quan sát.
4.3.2 Thang đo dung tích phải có sai số lớn nhất ± 10% giá trị đọc.
Sự phù hợp phải được thử theo 5.3.5, TCVN 11387-2:2016 (ISO 19932-2:2013).
4.3.3 Vật liệu thùng chứa phải chịu được bức xạ tia tử ngoại (UV). Khi thử theo Phương pháp B trong ISO 29664:2010, vật liệu thùng chứa phải không có rạn nứt và sự thay đổi độ bền kéo không được lớn hơn 20 % giá trị lúc đầu sau 6 tuần phơi ra ánh nắng.
Sự phù hợp phải được chứng nhận bởi nhà chế tạo vật liệu thùng chứa.
4.3.4 Thùng chứa phải có thể nạp đầy đến dung tích danh định trong khoảng thời gian 60 s. Tổng lượng dung dịch bị tràn ra trong khi nạp đầy phải không được vượt quá 5 ml.
Sự phù hợp phải được thử theo 5.3.6, TCVN 11387-2:2016 (ISO 19932-2:2013).
4.3.5 Thùng chứa phải có thể xả hết hoàn toàn. Lượng dung dịch còn lại trong thùng chứa phải không được vượt quá 50 ml.
Sự phù hợp phải được thử theo 5.3.7, TCVN 11387-2:2016 (ISO 19932-2:2013).
CHÚ THÍCH: Yêu cầu này còn mở rộng đối với thiết bị phun có bơm màng.
4.3.6 Người vận hành phải được bảo vệ để tránh tiếp xúc với sản phẩm bảo vệ thực vật khi xả hết thùng chứa. Yêu cầu này được đáp ứng nếu cửa xả có thể mở mà người vận hành đeo găng tay bảo vệ thích hợp thực hiện không cần dụng cụ và dòng chảy hướng ra xa người vận hành, sao cho nó có thể thu gom được trong một thùng chứa thích hợp.
Sự phù hợp phải được kiểm tra bằng quan sát và thử chức năng.
Theo đó, không có quy định cụ thể về vật liệu làm thùng chứa của thiết bị phun đeo vai.
Tuy nhiên, cần phải bảo đảm vật liệu làm nên thùng chứa phải chịu được bức xạ tia tử ngoại (UV).
Khi thử theo Phương pháp B trong ISO 29664:2010, vật liệu thùng chứa phải không có rạn nứt và sự thay đổi độ bền kéo không được lớn hơn 20 % giá trị lúc đầu sau 6 tuần phơi ra ánh nắng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?