Thuốc bảo vệ thực vật phải được thu hồi trong các trường hợp nào? Có những biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi nào?
Thuốc bảo vệ thực vật phải được thu hồi trong các trường hợp nào? Có những biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 73 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường, xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi
1. Thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định;
b) Hết hạn sử dụng;
c) Nhãn, bao gói thuốc bảo vệ thực vật có sai sót hoặc không đúng quy định.
2. Khi phát hiện thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện bị thu hồi thì cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về lô thuốc phải thu hồi và có trách nhiệm thu hồi ngay toàn bộ thuốc đó.
Trong trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi.
3. Các biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi bao gồm:
a) Tái xuất;
b) Tái chế;
c) Khắc phục lỗi ghi nhãn, bao gói;
d) Tiêu hủy.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định cụ thể khoản này.
...
Theo đó, thuốc bảo vệ thực vật phải thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định;
- Hết hạn sử dụng;
- Nhãn, bao gói thuốc bảo vệ thực vật có sai sót hoặc không đúng quy định.
Và các biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi bao gồm:
- Tái xuất;
- Tái chế;
- Khắc phục lỗi ghi nhãn, bao gói;
- Tiêu hủy.
Thuốc bảo vệ thực vật phải được thu hồi trong các trường hợp nào? (Hình từ internet)
Thẩm quyền xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường, xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi
...
4. Thẩm quyền xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở buôn bán trên địa bàn; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán trên địa bàn theo quy định;
b) Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở sản xuất; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán khi việc thu hồi thuốc xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu có thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi phải chịu mọi chi phí thu hồi và xử lý.
Theo đó, thẩm quyền xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi được quy định như sau:
- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở buôn bán trên địa bàn; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán trên địa bàn theo quy định;
- Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định biện pháp và thời hạn xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi; kiểm tra việc thu hồi và xử lý thuốc của cơ sở sản xuất; xử lý vi phạm về thu hồi thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán khi việc thu hồi thuốc xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thuốc bảo vệ thực vật vô chủ có thuộc trường hợp cần phải tiêu hủy không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 74 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định về tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật
1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu hủy bao gồm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 67 của Luật này;
b) Thuốc bảo vệ thực vật giả;
c) Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng mà không thể tái chế;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định mà không thể tái chế hoặc tái xuất;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật vô chủ, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2. Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy phải thực hiện việc tiêu hủy theo quy định quản lý chất thải nguy hại của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí.
3. Trường hợp thuốc bảo vệ thực vật vô chủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiêu hủy và bố trí kinh phí.
Theo quy định trên thì các loại thuốc bảo vệ thực vật phải tiêu hủy bao gồm:
- Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 67 của Luật này;
- Thuốc bảo vệ thực vật giả;
- Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng mà không thể tái chế;
- Thuốc bảo vệ thực vật không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định mà không thể tái chế hoặc tái xuất;
- Thuốc bảo vệ thực vật vô chủ, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Như vậy, thuốc bảo vệ thực vật vô chủ là một trong những trường hợp cần phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?