Thuộc tính pháp luật là gì? Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?
Thuộc tính pháp luật là gì? Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Thuộc tính là tính chất vốn có, gắn liền, không thể tách rời của sự vật, hiện tượng, qua đó có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia.
Thuộc tính pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật, nhằm phân biệt chủng với các quy phạm xã hội khác.
Theo đó, các thuộc tính của pháp luật bao gồm:
(1) Tính quy phạm phổ biến:
Pháp luật được tạo bởi hệ thông các quy phạm pháp luật, quy phạm là tế bào của pháp luật, là khuôn màu, là mô hình xử sự chung. Trong xã hội, các hành vi xử sự của con người rất khác nhau, tuy nhiên trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định vẫn đưa ra được cách xử sự chung phủ hợp với đa số.
Cũng như quy phạm pháp luật, các quy phạm xã hội khác đều có những quy tắc xử sự chung. Nhưng khác với các quy phạm xã hội, pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề lên thành luật". Pháp luật đã hợp pháp hóa ý chỉ này làm cho nó có tính chất chủ quyền duy nhất trong một quốc gia. Chính quyền lực chính trị đem lại cho pháp luật tính quy phạm đặc biệt – tính quy phạm phổ biến.
(2) Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
Thuộc tính thứ hai của pháp luật là tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nó là sự thể hiện nội dung pháp luật dưới những hình thức nhất định. Thuộc tính này thể hiện ở chỗ nội dung của pháp luật được xác định rõ ràng, chặt chẽ khái quát trong các điều, khoản của các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật cũng như toàn bộ hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành.
Ngôn ngữ sử dụng trong pháp luật là ngôn ngữ pháp luật, lời văn trong sáng, đơn nghĩa. Trong pháp luật không sử dụng những từ “ vân vân" và các dấu (...), một quy phạm pháp luật không cho phép hiểu thế này cũng được mà hiểu thế khác cũng được.
(3) Pháp luật được bảo đảm thi hành bằng nhà nước:
Khác với các quy phạm xã hội khác pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Sự bảo đảm bằng nhà nước là thuộc tính của pháp luật. Pháp luật không chỉ do nhà nước ban hành mà nhà nước còn bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, có nghĩa là nhà nước trao cho các quy phạm pháp luật có tính quyền lực bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân. Như vậy pháp luật trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung nhờ vào sức mạnh quyền lực của nhà nước.
Tuỳ theo mức độ khác nhau mà nhà nước áp dụng các biện pháp về tư tưởng, tổ chức, khuyến khích... kể cả biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.
Do đó, tính được bảo đảm bằng nhà nước của pháp luật được hiểu dưới hai khía cạnh. Một mặt, nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật bằng cả hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế. Mặt khác, nhà nước là người bảo đảm tỉnh hợp lý và uy tín của pháp luật, nhờ đó pháp luật được thực hiện thuận lợi trong đời sống xã hội.
* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Thuộc tính pháp luật là gì? Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 cụ thể như sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm:
(1) Hiến pháp.
(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(5) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(8a) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(9) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
(10) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(11) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
(12) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
(13) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(14) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
(15) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
>> Xem chi tiết Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam mới nhất (Sơ đồ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam) tại đây: TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?