Thuốc trong danh mục lựa chọn nhà thầu cung cấp nhưng không lựa chọn được nhà thầu thì mua thế nào?
- Thuốc trong danh mục lựa chọn nhà thầu cung cấp nhưng không lựa chọn được nhà thầu thì mua thế nào?
- Hạn mức chỉ định thầu rút gọn đối với thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
- Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?
Thuốc trong danh mục lựa chọn nhà thầu cung cấp nhưng không lựa chọn được nhà thầu thì mua thế nào?
Về vấn đề của anh, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 79 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có nêu:
"Điều 79. Chỉ định thầu rút gọn
Chỉ định thầu rút gọn áp dụng đối với việc mua thuốc trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu nằm trong hạn mức được chỉ định thầu quy định tại Điều 54 của Nghị định này;
2. Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm phát sinh đột xuất theo nhu cầu đặc trị được Bộ Y tế ban hành nhưng chưa đưa vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
3. Thuốc chưa có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chuyên môn trong trường hợp cấp bách như: Dịch bệnh, thiên tai, địch họa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh;
4. Thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, cần mua gấp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chuyên môn trong trường hợp cấp bách;
5. Thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đã được duyệt nhưng trong năm nhu cầu sử dụng vượt số lượng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt."
Như thông tin anh cung cấp, thì thuốc mà đơn vị anh có nhu cầu mua nằm trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, giờ đơn vị cần mua gấp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chuyên môn trong trường hợp cấp bách nằm trong hạn mức theo quy định thì có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn để mua thuốc.
Đấu thầu thuốc (Hình từ Internet)
Hạn mức chỉ định thầu rút gọn đối với thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hạn mức chỉ định thầu như sau:
- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công.
- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
Như vậy trường hợp gói thầu thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọ nhà thầu nằm trong hạn mức như nêu trên thì công ty anh có thể thực hiện thầu thông qua hình thức chỉ định thầu rút gọn, tuy nhiên phải đáp ứng yêu cầu theo Điều 79 nêu trên.
Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?
Quy trình chỉ định thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thực hiện như sau:
- Đối với gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách; như sau:
Bước 1: Giao thực hiện ngay gói thầu.
Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu.
Bước 2: Thực hiện chỉ định thầu.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
Bước 3: Phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu.
Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu.
- Đối với gói thầu thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu nằm trong hạn mức như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu.
Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác.
Bước 2: Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng.
Bước 3: Ký kết hợp đồng
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?