Thương binh được nhận nuôi con nuôi không? Nếu được thì khi đăng ký nuôi con nuôi trong nước, thương binh có được miễn lệ phí không?
Thương binh được nhận nuôi con nuôi không?
Điều kiện đối với người nhận con nuôi được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Theo đó, người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 14 nêu trên.
Có thể thấy pháp luật không hạn chế quyền nhận con nuôi của thương binh. Do đó, thương binh vẫn có thể nhận nuôi con nuôi khi đáp ứng được những điều kiện nêu trên.
Thương binh được nhận nuôi con nuôi không? Nếu được thì khi đăng ký nuôi con nuôi trong nước, thương binh có được miễn lệ phí không?
(Hình từ Internet)
Khi đăng ký nuôi con nuôi trong nước, thương binh có được miễn lệ phí đăng ký không?
Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 thì thương binh được xem là người có công với cách mạng.
Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi được quy định tại Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP như sau:
Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
b) Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn;
c) Người có công với cách mạng nhận con nuôi.
2. Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.
3. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Như vậy, khi đăng ký nuôi con nuôi trong nước thì thương binh sẽ được miễn lệ phí đăng ký.
Con nuôi của thương binh sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí đúng không?
Theo khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 thì con nuôi của thương binh được xem là thân nhân của của người này.
Việc con nuôi của thương binh sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không, theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau:
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
...
Như vậy, con nuôi từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?