Thương hiệu là gì? Tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam?
Thương hiệu là gì?
Thực tế, thuật ngữ “thương hiệu” chỉ được sử dụng nhiều trên báo chí, truyền thông,… còn trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì không có quy định cụ thể, khái niệm về thương hiệu.
Tuy nhiên, có thể hiểu thương hiệu là một ký tự, một cái tên, thuật ngữ hoặc bất kỳ dấu hiệu, đặc điểm nào để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người bán này với những người bán khác, để mọi người nhận diện về công ty, sản phẩm hoặc một cá nhân nào đó.
Thương hiệu được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đứng vững và tồn tại trên thị trường.
Để phân loại thương hiệu, có thể chia thành 02 loại sau:
- Thương hiệu Doanh nghiệp: Có thể kể đến như Công ty Unilever; Tập đoàn Viettel; Tập đoàn Vingroup;...
- Thương hiệu sản phẩm, dịch vụ: Ví dụ như:
+ Công ty Unilever có các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng:
++ Dầu gội Sunsilk, Clear;
++ Sữa tắm Dove;
++ Kem đánh răng P/s, Closeup,…
+ Tập đoàn VinGroup thì có hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như:
++ VinHomes (thương hiệu bất động sản cao cấp);
++ VinMart (hệ thống chuỗi siêu thị sạch & an toàn);
++ VinFast (thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam);...
Thương hiệu là gì? Tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2019/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 25/2021/TT-BCT như sau:
Tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam
1. Tiêu chí đối với sản phẩm đăng ký xét chọn
a) Là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
2. Tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp đó.
Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí về vốn nhưng có sản phẩm tham gia xét chọn thể hiện yếu tố đặc sắc Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam thì Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xem xét, quyết định
b) Là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn;
c) Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 02 năm liên tiếp trước năm xét chọn;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.
Theo quy định trên, doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chí sau:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp đó.
Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí về vốn nhưng có sản phẩm tham gia xét chọn thể hiện yếu tố đặc sắc Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam thì Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xem xét, quyết định
+ Là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn;
+ Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 02 năm liên tiếp trước năm xét chọn;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.
Xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam dựa trên những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định tại Điều 8 Thông tư 33/2019/TT-BCT như sau:
- Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 33/2019/TT-BCT.
- Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2019/TT-BCT đạt từ 60% trở lên.
Các tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm:
- Tiêu chí 1: Chất lượng;
- Tiêu chí 2: Đổi mới sáng tạo;
- Tiêu chí 3: Năng lực tiên phong.
Các tiêu chí trên được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 33/2019/TT-BCT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?