Thương nhân đặt gia công quân phục xuất khẩu có được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất không?
Thương nhân đặt gia công quân phục xuất khẩu có được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 47 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Gia công quân phục
...
7. Hoạt động gia công quân phục ngoài việc thực hiện quy định tại Điều này phải thực hiện theo các quy định về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài quy định tại Chương V Nghị định này.
8. Nhập khẩu mẫu quân phục
a) Thương nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài theo quy định tại Điều 47 Nghị định này được nhập khẩu mẫu quân phục để sản xuất, gia công.
b) Trường hợp thương nhân chưa được cấp Giấy phép sản xuất, gia công quân phục, việc nhập khẩu mẫu quân phục để nghiên cứu, sản xuất gia công xuất khẩu thực hiện như sau:
- Thương nhân nộp 1 bản chính đơn đăng ký nhập khẩu hàng mẫu quân phục nêu rõ tên hàng, số lượng, nước đặt hàng, đơn vị sử dụng cuối cùng kèm theo 2 ảnh mầu/một mẫu sản phẩm trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
...
Cùng với đó, viện dẫn đến điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
1. Đối với bên đặt gia công:
a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này.
c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
...
Theo đó, hoạt động gia công quân phục ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 47 Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải thực hiện theo các quy định về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài quy định tại Chương V Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Như vậy, thương nhân đặt gia công quân phục xuất khẩu sẽ được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
Thương nhân đặt gia công quân phục có được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của thương nhân gia công quân phục xuất khẩu cho các lực lượng vũ trang nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 47 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thương nhân gia công quân phục xuất khẩu cho các lực lượng vũ trang nước ngoài như sau:
- Xuất khẩu toàn bộ sản phẩm quân phục được sản xuất, gia công tại Việt Nam, không sử dụng quân phục và không tiêu thụ sản phẩm quân phục tại Việt Nam.
- Tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ hàng mẫu nhập khẩu, nguyên liệu dư thừa, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm theo quy định hiện hành, có sự giám sát của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan.
- Tổ chức làm việc và cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp phép và các cơ quan liên quan khi các cơ quan tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất sau khi thương nhân được cấp Giấy phép.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép.
Nội dung hợp đồng gia công bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại 2005 và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:
- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
- Tên, số lượng sản phẩm gia công.
- Giá gia công.
- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
- Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
- Địa điểm và thời gian giao hàng.
- Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?