Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu bao nhiêu?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu bao nhiêu?
- Thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ gì để đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ phải bảo đảm nguồn cung xăng dầu như thế nào?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu bao nhiêu?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu bao nhiêu cần căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
...
3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
...
Như vậy, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3).
Kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu không nhất thiết phải thuộc sở hữu của daonh nghiệp mà có thể thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ 05 năm trở lên.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (Hình từ Internet)
Thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ gì để đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu?
Thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ gì để đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP và khoản 7 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
a)Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;
- Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê, danh sách tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ kinh doanh xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh.
...
Như vậy, để đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thì thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu kèm theo tài liệu chứng minh đủ điều kiện về:
(+) Cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam.
(+) Kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3).
(+) Phương tiện vận tải xăng dầu nội địa.
(+) Hệ thống phân phối hoặc phải có:
(++) Phương tiện vận tải, xe tra nạp nhiên liệu hàng.
(++) Kho tiếp nhận tại sân bay với các trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn của mặt hàng nhiên liệu hàng không.
(++) Phòng thử nghiệm đủ năng lực
- Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê.
- Danh sách tổng đại lý kinh doanh xăng dầu.
- Đại lý bán lẻ kinh doanh xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân kèm theo các tài liệu chứng minh.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ phải bảo đảm nguồn cung xăng dầu như thế nào?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ phải bảo đảm nguồn cung xăng dầu như thế nào cần căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP và khoản 8 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
...
7. Bảo đảm nguồn cung xăng dầu không thấp hơn mức tổng nguồn tối thiểu được Bộ Công Thương phân giao cho cả năm theo đúng tiến độ theo quý hoặc theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Công Thương; bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu chủng loại và mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.
...
Như vậy, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ phải bảo đảm nguồn cung xăng dầu không thấp hơn mức tổng nguồn tối thiểu được Bộ Công Thương phân giao cho cả năm theo đúng tiến độ theo quý hoặc theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?