Thương nhân được phép kinh doanh tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu là những người nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ này?
Thương nhân được phép kinh doanh tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu là những người nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định 22/2008/QĐ-BCT, có quy định về quyền kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu như sau:
Quyền kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu
1. Thương nhân Việt Nam và các nước có chung biên giới có đủ điều kiện theo quy định tại Quy chế này đều có quyền hoạt động kinh doanh bình đẳng tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu trên đất liền của Việt Nam.
2. Các thương nhân sau được phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:
a) Thương nhân là cá nhân kinh doanh mang quốc tịch Việt Nam và có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới.
b) Thương nhân là doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Thương nhân là cá nhân kinh doanh có quốc tịch của nước có chung biên giới, có giấy chứng minh thư biên giới, hoặc giấy thông hành biên giới, hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới.
d) Thương nhân là doanh nghiệp, hộ kinh doanh nước có chung biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới.
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân được phép kinh doanh tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu là những người sau:
- Thương nhân Việt Nam và các nước có chung biên giới có đủ điều kiện theo quy định tại Quy chế này đều có quyền hoạt động kinh doanh bình đẳng tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu trên đất liền của Việt Nam.
- Thương nhân là cá nhân kinh doanh mang quốc tịch Việt Nam và có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới.
- Thương nhân là doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thương nhân là cá nhân kinh doanh có quốc tịch của nước có chung biên giới, có giấy chứng minh thư biên giới, hoặc giấy thông hành biên giới, hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới.
- Thương nhân là doanh nghiệp, hộ kinh doanh nước có chung biên giới đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới.
Chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu (Hình từ Internet)
Thương nhân muốn kinh doanh tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định 22/2008/QĐ-BCT, có quy định về điều kiện kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu như sau:
Điều kiện kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu
1. Trước khi kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, thương nhân phải được Cơ quan quản lý chợ chấp thuận ký hợp đồng thuê quầy hàng hoặc sạp hàng, ki-ốt hay cửa hàng tại chợ.
2. Ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, thương nhân nước có chung biên giới phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được sự xác nhận cho phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu của cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới.
b) Được cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ đối với thương nhân nước có chung biên giới theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân muốn kinh doanh tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu thì phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Trước khi kinh doanh tại chợ trong khu kinh tế cửa khẩu thì thương nhân phải được Cơ quan quản lý chợ chấp thuận ký hợp đồng thuê quầy hàng hoặc sạp hàng, ki-ốt hay cửa hàng tại chợ;
- Ngoài điều kiện quy định trên thì thương nhân nước có chung biên giới phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Được sự xác nhận cho phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu của cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới.
+ Được cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ đối với thương nhân nước có chung biên giới theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định 22/2008/QĐ-BCT, có quy định về cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ đối với thương nhân nước có chung biên giới như sau:
Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ đối với thương nhân nước có chung biên giới
1. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu đối với thương nhân nước có chung biên giới là Sở Công Thương nơi có chợ hoặc cơ quan được Sở Công Thương ủy quyền cấp Giấy phép bằng văn bản.
2. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu là Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh tại chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu là Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?