Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu tại Việt Nam thực hiện theo các loại hình thế nào?
- Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu tại Việt Nam thực hiện theo các loại hình thế nào?
- Thời hạn lưu giữ tại Việt Nam đối với xăng dầu của thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất là bao lâu?
- Trường hợp xăng dầu tạm nhập tái xuất quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam thì Chi cục Hải quan có trách nhiệm thế nào?
Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu tại Việt Nam thực hiện theo các loại hình thế nào?
Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP có quy định:
Xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu
1. Chỉ có thương nhân đầu mối được xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
2. Chỉ có thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
3. Chỉ có thương nhân sản xuất được gia công xuất khẩu xăng dầu.
4. Kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gồm những loại hình sau:
a) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu xăng dầu ra khỏi Việt Nam.
b) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
5. Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam để bán cho các đối tượng sau đây cũng được áp dụng các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu:
a) Máy bay của các hãng hàng không nước ngoài cập cảng hàng không Việt Nam, máy bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế xuất cảnh.
b) Tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.
6. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động:
a) Nhập khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
b) Xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
c) Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
d) Gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
...
Theo đó việc kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu tại Việt Nam thực hiện theo những loại hình sau:
(1) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu xăng dầu ra khỏi Việt Nam.
(2) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
Lưu ý: Chỉ có thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
Và thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam để bán cho các đối tượng sau đây cũng được áp dụng các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu:
(1) Máy bay của các hãng hàng không nước ngoài cập cảng hàng không Việt Nam, máy bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế xuất cảnh.
(2) Tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.
Thời hạn lưu giữ tại Việt Nam đối với xăng dầu của thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 4 Thông tư 69/2016/TT-BTC có quy định thời hạn lưu giữ tại Việt Nam đối với xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 187/2013/NĐ-CP, tuy nhiên hiện nay quy định này đã được thay thế bởi khoản 4 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì:
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.
Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
Trường hợp xăng dầu tạm nhập tái xuất quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam thì Chi cục Hải quan có trách nhiệm thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 69/2016/TT-BTC có nêu:
Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập
1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý hải quan theo từng loại hình tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này.
2. Căn cứ văn bản đề nghị được gia hạn thời hạn xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập tái xuất lưu giữ tại Việt Nam của Thương nhân, Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận gia hạn theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Thông tư này. Lãnh đạo Chi cục Hải quan ký tên, đóng dấu trên văn bản đề nghị của Thương nhân và lưu hồ sơ theo quy định, đồng thời thực hiện gia hạn thời hạn tạm nhập trên Hệ thống (đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử).
3. Theo dõi Thương nhân thực hiện thanh Khoản tờ khai tạm nhập theo thời hạn quy định; thực hiện hoàn thuế, không thu thuế theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; xử lý các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế và vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành.
Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí tạm nhập tái xuất quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam (bao gồm cả thời hạn được gia hạn) thì Chi cục Hải quan xác định lại số tiền thuế phải nộp, xem xét xử lý vi phạm (nếu có) và đôn đốc doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định.
4. Thực hiện theo quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng.
5. Trường hợp xăng dầu cung ứng (tái xuất) cho tàu biển chạy tuyến quốc tế xuất cảnh thì thực hiện tra cứu thông tin trên hệ thống hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (E-Manifest) để làm cơ sở xác định tàu đã thực xuất cảnh. Trường hợp chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (E-Manifest) thì yêu cầu Thương nhân nộp bổ sung Giấy phép rời cảng.
Theo quy định trên thì trường hợp xăng dầu tạm nhập tái xuất quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam (bao gồm cả thời hạn được gia hạn) thì Chi cục Hải quan xác định lại số tiền thuế phải nộp, xem xét xử lý vi phạm (nếu có) và đôn đốc doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?