Thương nhân nộp hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu đến cơ quan có thẩm quyền theo hình thức nào?
- Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi xuất nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép phải đáp ứng điều gì?
- Thương nhân nộp hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu đến cơ quan có thẩm quyền theo hình thức nào?
- Quy trình cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho thương nhân như thế nào?
Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi xuất nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép phải đáp ứng điều gì?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
1. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
b) Thương nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện;
c) Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
2. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;
...
Chiếu theo quy định trên, thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi xuất nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện.
Thương nhân nộp hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu đến cơ quan có thẩm quyền theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thương nhân nộp hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu đến cơ quan có thẩm quyền theo hình thức nào?
Thương nhân nộp hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu đến cơ quan có thẩm quyền theo hình thức nào thì căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 8 Nghị định này và Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện như sau:
1. Hồ sơ cấp giấy phép gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
...
Theo đó, thương nhân có thể nộp hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu đến cơ quan có thẩm quyền bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (trong trường hợp có áp dụng hình thức nộp trực tuyến) theo quy định.
Lưu ý:
Hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
(2) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
(3) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Quy trình cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho thương nhân như thế nào?
Quy trình cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho thương nhân được quy định tại Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ theo quy định bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
Bước 4: Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
Bước 5: Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?