Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại cơ quan nào?
- Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại cơ quan nào?
- Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận trong bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
- Mẫu giấy chứng nhận do Bộ Công Thương cấp cho người đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là mẫu nào?
Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại cơ quan nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
c) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
3. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
...
Như vậy, theo quy định trên, Thương nhân có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Hoặc Thương nhân có thể nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Lưu ý: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
Theo đó, bản chụp các giấy tờ, tài liệu bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư;
- Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc;
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân).
Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận trong bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
...
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
6. Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:
a) Tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Công Thương;
b) Số lượng bộ hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, thương nhân được xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp.
Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
Mẫu giấy chứng nhận do Bộ Công Thương cấp cho người đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là mẫu nào?
Mẫu giấy chứng nhận do Bộ Công Thương cấp cho người đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP sau đây:
TẢI VỀ Mẫu giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?