Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan hay không?
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan hay không?
- Điều kiện để thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam?
- Các tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải được lập bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt?
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan hay không?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 28/2012/TT-BCT về thực hiện quyền xuất khẩu:
Thực hiện quyền xuất khẩu
1. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là thương nhân không hiện diện) đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện quyền xuất khẩu như sau:
a) Được xuất khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế. Đối với hàng hóa xuất khẩu có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, thực hiện theo lộ trình cam kết;
c) Được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng mua hàng ký với thương nhân Việt Nam;
d) Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Thương nhân không hiện diện chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu hoặc quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng mua hàng ký với thương nhân Việt Nam.
Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 90/2007/NĐ-CP thì:
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Thương mại.
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan hay không? (Hình từ Internet)
Điều kiện để thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 90/2007/NĐ-CP thì:
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu các hình phạt liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài và pháp luật của Việt Nam.
- Không có tiền án, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự đối với thương nhân nước ngoài là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế.
Các tài liệu nào trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải được lập bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 90/2007/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu:
Theo đó, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 90/2007/NĐ-CP phải được lập bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt và phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam chứng nhận và thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
- Bản giải trình và hồ sơ chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 90/2007/NĐ-CP.
- Bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân nước ngoài là cá nhân.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương và bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật; báo cáo tài chính và hoạt động của năm trước đó đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế.
- Văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài mở tài khoản ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?